Với nhiều người, vết rạn da sau sinh không gây cảm giác khó chịu. Nhưng ở khoảng 15% chị em, vết rạn da sau sinh bị đau hoặc bị ngứa.
Bạn đang đọc: Vết rạn da sau sinh bị đau nguy hiểm không? Xử trí thế nào?
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, những vết rạn da sau sinh đôi khi mang đến cảm giác ngứa ngáy hoặc đau đớn khó chịu. Vậy vết rạn da sau sinh bị đau do đâu? Có nguy hiểm không? Xử trí thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ!
Contents
Nguyên nhân vết rạn da sau sinh bị đau
Rạn da thực chất là một dạng tổn thương da vĩnh viễn. Những vết rạn chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường là một dạng sẹo. Chúng hình thành khi làn da bị kéo giãn đột ngột khiến các sợi collagen và elastin – mạng lưới nâng đỡ da bị “đứt gãy”. Các vị trí dễ xuất hiện rạn da nhất là vùng bụng, mông, đùi, bắp chân, cánh tay…
Có một số nguyên nhân khiến vết rạn da sau sinh bị đau như:
- Rạn da không phải vết thương hở nhưng việc cấu trúc da bên dưới bị tổn thương vẫn có thể mang đến cảm giác châm chích, đau nhẹ.
- Ở các vùng da bị rạn, lưu thông máu sẽ bị cản trở, da bị co thắt cũng có thể mang đến cảm giác đau rát hoặc ngứa.
- Đôi khi, cảm giác đau ở vùng da bị rạn đến từ việc vùng da đó bị khô ráp, kích ứng, viêm da.
- Một số phụ nữ thường gặp tình trạng ngứa ở vết rạn nên có phản ứng tự nhiên là gãi ngứa. Việc này giải quyết được cơn ngứa tức thời nhưng có thể làm da bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm. Đó cũng có thể là nguồn cơn của việc vết rạn bị đau.
- Trong một số trường hợp, phụ nữ sau sinh sử dụng phương pháp trị rạn không phù hợp. Việc này dẫn đến tổn thương bên trong hoặc bên ngoài da.
Đau vết rạn da sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng
Vết rạn da sau sinh bị đau nguy hiểm không?
Điều khiến mọi phụ nữ khi vết rạn da sau sinh bị đau lo lắng là liệu tình trạng này có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia da liễu, trong hầu hết trường hợp, thì vết rạn da bị đau không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ sau sinh.
Cũng có một số ít trường hợp, cảm giác đau đớn ở vùng da bị rạn là dấu hiệu cảnh báo không an toàn như:
- Vùng da bị rạn bị trầy xước, viêm nhiễm không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm.
- Mẹ sau sinh dùng các sản phẩm làm mờ vết rạn da không rõ nguồn gốc, có tính lột tẩy mạnh làm da bị tổn hại. Tiếp tục sử dụng những sản phẩm này, không những rạn không khỏi mà còn dẫn đến nhiều tổn thương da khác.
- Mẹ sau sinh áp dụng những biện pháp trị rạn có xâm lấn nhưng không đảm bảo an toàn như lăn kim, phẫu thuật…
Như vậy, mẹ sau sinh cần xác định nguyên nhân để tự đánh giá cảm giác đau đớn này có thực sự nguy hiểm hay không. Trong hầu hết trường hợp, cảm giác đau ở mức độ nhẹ, châm chích da không quá đau đớn.
Vết rạn da sau sinh bị đau phải làm sao?
Khi thấy vết rạn da sau sinh bị đau, điều đầu tiên bạn nên làm là xác định đúng nguyên nhân để tìm cách khắc phục phù hợp.
Nếu cảm giác đau rát xuất hiện ngay khi vết rạn mới hình thành, chị em nên dùng kem dưỡng ẩm làm dịu da. Kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung độ ẩm, tăng độ đàn hồi cho da. Nhờ đó cảm giác đau rát sẽ giảm hẳn. Nhiều chị em phụ nữ còn dùng kem dưỡng ẩm ngay từ đầu thai kỳ để phòng tránh vết rạn. Các loại kem dưỡng ẩm với thành phần chứa nhiều vitamin E, C, D luôn là lựa chọn tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng muối bò tẩy tế bào chết trong quy trình chăm sóc da
Vùng da bị rạn sau sinh cần được chăm sóc đúng cáchNếu đau vết rạn do giảm lưu thông máu dưới da, mẹ sau sinh có thể áp dụng cách massage vùng da bị rạn. Kết hợp massage thư giãn cơ thể cũng rất tốt cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể chọn các loại tinh dầu có tác dụng dưỡng da và có mùi hương dễ chịu như: Dầu dừa, tinh dầu lavender, tinh dầu hương thảo…
Khi xác định nguyên nhân gây đau do kích ứng hoặc viêm da, việc quan trọng cần làm là đến gặp bác sĩ da liễu. Các bác sĩ sẽ giúp bạn “bắt bệnh” chính xác và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Nếu thấy vết rạn bị ngứa, bạn không nên gãi ngứa mà cần tìm cách giảm ngứa triệt để. Mẹ sau sinh nên chữa rạn da càng sớm càng tốt và cần lựa chọn phương pháp chữa rạn phù hợp. Tránh gãi ngứa sẽ tránh được tổn thương da và tránh đau vết rạn.
Ngoài ra, một số cách có thể giúp mẹ giảm cảm giác đau vết rạn như:
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào các vết trầy xước trên da gây viêm nhiễm.
- Lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí.
- Không nên ngâm cơ thể trong nước quá nóng. Việc này khiến da bị khô và tình trạng đau rát càng thêm trầm trọng.
- Khi có cảm giác đau đớn trên da, mẹ sau sinh cần “lắng nghe cơ thể” để tự đánh giá mức độ đau. Nếu cảm giác đau nghiêm trọng và kéo dài, mẹ nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
>>>>>Xem thêm: Quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp háng diễn ra như thế nào?
Chữa rạn da sớm sẽ hạn chế tình trạng đau rát hoặc mẩn ngứaVết rạn bị đau nên chữa rạn bằng cách nào?
Chữa rạn da sau sinh là việc cần thiết và nên làm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi vết rạn da sau sinh bị đau, bạn nên lựa chọn phương pháp trị rạn thật kỹ càng. Những phương pháp xâm lấn hay lột tẩy mạnh đều không phù hợp vì sẽ làm tổn thương trên da càng trầm trọng. Cách phù hợp nhất lúc này là dùng các sản phẩm trị rạn kết hợp dưỡng da.
Các sản phẩm trị rạn tốt nhất là sản phẩm chứa thành phần vitamin A, C, E. Các vitamin này có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện độ đàn hồi cho da. Thành phần Acid hyaluronic cũng rất tốt bởi có thể kích thích sản sinh collagen – tạo cấu trúc da bền vững. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sản phẩm chứa Acid hyaluronic có thể làm mờ vết rạn hiệu quả.
Nếu vết rạn da sau sinh bị đau và mức độ đau không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn theo thời gian, bạn cần đến bác sĩ da liễu ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em có thêm thông về tình trạng vết rạn da sau sinh bị đau. Quan trọng nhất, bạn cần xác định được nguyên nhân để có cách xử trí phù hợp và kịp thời. Chúc bạn sớm chữa rạn thành công là tìm lại làn da khỏe mạnh!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể