Các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ

Thủng màng nhĩ ở trẻ là một trong những bệnh lý về tai thường gặp. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi sẽ rất nhanh.

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ

Màng nhĩ là một lớp mô mỏng ngăn cách tai giữa và tai ngoài, nó có hình elip, bán trong suốt và hơi lõm vào bên trong. Màng nhĩ có chức năng cảm nhận sóng âm từ bên ngoài vào và tạo rung động dẫn truyền qua một chuỗi xương con để truyền tới các tế bào nhận biết âm thanh ở tai. Từ đây sẽ trở thành các xung điện truyền lên não và chúng ta sẽ nghe được âm thanh.

Từ đây có thể thấy màng nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc nghe âm thanh, chính vì vậy nếu màng nhĩ bị rách sẽ có khả năng làm giảm thính lực. Ngoài ra nếu vết rách nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thủng màng nhĩ ở trẻ là gì?

Thủng màng nhĩ là bệnh lý về tai phổ biến ở trẻ nhỏ. Màng nhĩ có độ dày khoảng 0,1mm, cao khoảng 9mm. Ở trẻ nhỏ thì màng nhĩ sẽ mỏng và mềm hơn người lớn, chính vì vậy thủng màng nhĩ diễn ra ở trẻ cao hơn so với người trưởng thành.

Các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ 1
Thủng màng nhĩ là bệnh lý về tai phổ biến ở trẻ nhỏ

Thủng màng nhĩ là tình trạng lớp mô ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa bị rách, tạo ra một lỗ hổng trên lớp màng ngăn. Từ lỗ hổng này vi khuẩn có thể xâm nhập từ bên ngoài vào tai trong và gây viêm nhiễm, có thể xảy ra nhiều biến chứng nặng hơn liên quan đến thính lực, não bộ, mặt. Chính vì vậy cần nhận biết các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ để điều trị sớm và hiệu quả hơn.

5 dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ cần lưu ý

Có nhiều dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ tùy vào tình trạng vết rách và cơ địa, nhưng trong đó các dấu hiệu phổ biến là:

  • Trẻ bị đau nhức trong tai, khó chịu ở tai. Đối với trẻ chưa biết nói có thể sẽ quấy khóc, thường xuyên đưa tay lên tai.
  • Có dấu hiệu chảy dịch hoặc chảy máu nhẹ từ trong tai ra ngoài.
  • Giảm thính lực với các dấu hiệu như nghe không rõ các âm thanh nhỏ, phản ứng chậm khi được gọi,…
  • Nếu trẻ bị thủng màng nhĩ và bị viêm nhiễm ở tai trong có thể kéo theo các dấu hiệu như sốt, đau đầu, ù tai, nhức nhiều ở tai.
  • Trẻ có thể bị chóng mặt, buồn nôn, nôn ói và chán ăn.

Tìm hiểu thêm: Bướu cổ lan tỏa lành tính và những điều bạn chưa biết

Các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ 2
Tai có thể chảy dịch và ra máu nhẹ khi thủng màng nhĩ ở trẻ

Các triệu chứng có thể tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của vết rách mà tác động thêm lên các bộ phận xung quanh. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu trên để kịp thời kiểm tra và điều trị thủng màng nhĩ hiệu quả cho trẻ. Vì thủng màng nhĩ có thể gây ra các biến chứng khác như: Mất thính lực, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch…

Cách điều trị khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ

Thủng màng nhĩ không phải là bệnh lý về tai quá nguy hiểm, màng nhĩ có thể tự liền sau vài tuần nếu vết rách không quá nặng và tai luôn đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo.

Với những trường hợp thủng màng nhĩ không tự liền lại được thì bác sĩ sẽ kiểm tra và xem xét mức độ để tiến hành vá màng nhĩ hoặc phẫu thuật tạo hình. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị đau nhức nặng, hoặc viêm nhiễm có thể sẽ được sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ.

Cách vệ sinh tai và các lưu ý cho trẻ khi thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là vách ngăn của tai ngoài và tai giữa. Khi màng nhĩ bị rách sẽ tạo ra lỗ hổng cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào tai giữa. Điều này rất dễ gây ra nhiễm trùng tai và có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khoẻ của trẻ. Chính vì vậy, vệ sinh tai để phòng ngừa các vi khuẩn xâm nhập là điều rất cần thiết khi trẻ bị thủng nhĩ.

Để vệ sinh tai đúng cách, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý;
  • Dụng cụ nhỏ nước vào tai để rửa tai;
  • Khăn mềm.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ: Dùng nước muối sinh lý pha với một ít nước ấm, lưu ý sử dụng nước sạch đã lọc qua vi khuẩn. Sau đó lấy cho hỗn hợp vào dụng cụ nhỏ nước vào tai, nghiêng đầu và nhỏ vài giọt vào tai đang bị thủng nhĩ. Để từ 1 đến 3 phút rồi nghiêng đầu ngược lại cho ra hết nước trong tai. Cuối cùng dùng khăn mềm vệ sinh sạch sẽ ngoài tai và giữ cho tai khô ráo.

Các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ 3

>>>>>Xem thêm: Top 6 kem dưỡng La Roche Posay cho da dầu mụn tốt nhất 2021


Phụ huynh cần tham khảo bác sĩ để vệ sinh tai đúng cách cho trẻ khi thủng nhĩ

Một ngày có thể thực hiện rửa tai bằng nước muối sinh lý từ 2 đến 3 lần để tai luôn được sạch sẽ và nhanh chóng chữa lành thủng màng nhĩ ở trẻ em. Ngoài ra, cần lưu ý:

  • Không để các nguồn nước bẩn, nước chưa qua lọc vi khuẩn vào tai trẻ. Vì có thể gây ra nhiễm trùng cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Trong trường hợp tai chảy dịch mủ ra ngoài, lúc này tai có thể đã bị viêm nhiễm. Phụ huynh cần cho trẻ thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị và vệ sinh tai theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Không tự thực hiện theo cách trên tại nhà.
  • Không dùng các vật nhọn hay tăm bông đâm vào tai để vệ sinh tai cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh luôn các vùng liên đới như mũi, họng.

Trên đây là các dấu hiệu và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trẻ. Nếu gặp các triệu chứng trên hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chỉ định điều trị đúng cách nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *