Khi ở độ tuổi 40, các loại hormone trong cơ thể người phụ nữ suy giảm và họ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn mà ai là phụ nữ cũng đều phải trải qua. Biểu hiện thường thấy là rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40
Hầu hết các chị em phụ nữ ở độ tuổi 40 thường bị rối loạn kinh nguyệt gây lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy có các nào để cải thiện tình trạng này hay không? Cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Thay đổi trong giai đoạn 40
Phụ nữ ở độ tuổi 40 thường nằm trong giai đoạn tiền mãn kinh, đây là giai đoạn trước thời kỳ mãn kinh. Đối với giai đoạn này, các hormone sẽ bị suy giảm, kinh nguyệt vẫn chưa chấm dứt. Tùy theo cơ địa của mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Giai đoạn này sẽ thường kéo dài khoảng vài tháng, tuy nhiên cũng có một số người kéo dài tận 4 năm.
Giai đoạn này sẽ khiến não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị suy giảm, sản xuất ra ít nội tiết tố nữ: Estrogen, progesterone, do đó khó đáp ứng đủ cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, người phụ nữ ở giai đoạn này sẽ phải đối mặt với những thay đổi về mặt tâm sinh lý, sắc đẹp, sức khỏe,… Một triệu chứng lớn nhất ở giai đoạn tuổi 40 là rối loạn kinh nguyệt, đây cũng là một vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Phụ nữ ở độ tuổi 40 sẽ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt thất thường, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Nguyên nhân là do rối loạn quá trình rụng trứng, suy giảm các nội tiết tố nữ. Ngoài ra, các khối u phần phụ cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường về vấn đề kinh nguyệt, các chị em cần đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo một số nghiên cứu khảo sát, phụ nữ khỏe mạnh trong giai đoạn tuổi 40 thường có triệu chứng là số ngày hành kinh giảm đáng kể. Thời gian hành kinh đôi khi chỉ có 3 ngày, lượng máu mất đi trong những ngày hành kinh cũng ít hơn hẳn so với những giai đoạn trước. Bên cạnh đó còn có triệu chứng kèm theo như:
- Người nóng bừng;
- Tâm trạng thay đổi, hay stress;
- Cảm thấy ớn lạnh, ra mồ hôi về đêm;
- Tăng cân;
- Rụng tóc, khô da;
- Khô âm đạo bất thường;
- Teo vú;
- Khó ngủ.
Tìm hiểu thêm: Viêm xung huyết hang vị điều trị bao lâu? Biến chứng có thể gặp phải
Phụ nữ khỏe mạnh trong giai đoạn tuổi 40 thường có triệu chứng là số ngày hành kinh giảm
Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ làm bản thân mệt mỏi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ chồng. Tuy nhiên, đây là tình trạng sinh lý ai cũng sẽ trải qua mà nguyên nhân chính là do suy giảm nội tiết tố nữ, chúng ta có thể can thiệp được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thường ngày.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít. Một số thực phẩm nên sử dụng lúc này như:
- Đậu nành: Loại thực phẩm này giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh hormone sinh dục nữ, giúp cân bằng nội tiết tố, máu kinh ra đều hơn. Theo nghiên cứu, hợp chất isoflavone có trong mầm đậu nành giúp cân bằng nội tiết, là loại thực phẩm được các chuyên gia phụ khoa khuyên dùng.
- Cá: Bổ sung vào thực đơn các bữa ăn có cá sẽ tối ưu hóa tác dụng của hormone và giảm nồng độ cortisol, giúp cân bằng nồng độ estrogen nhờ vào hàm lượng amino và omega có trong cá.
- Rau xanh: Các loại rau xanh như súp lơ, diếp cá, chân vịt, cải bắp,… giúp tác dụng duy trì cân bằng lượng hormone cơ thể.
Một số loại thực phẩm không nên ăn:
- Không ăn đồ chiên rán, dầu mỡ như mì ăn liền, xúc xích, gà rán,… vì chúng có chứa chất béo no sẽ kích thích hormone, làm rối loạn nội tiết tố nữ, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như dạ dày và tim mạch.
- Không sử dụng đồ uống có ga, chất kích thích, cồn vì chúng sẽ làm rối loạn hormone, gây mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như loại bỏ độc tố, vận chuyển dinh dưỡng, bài tiết. Không những thế, việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày còn giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng máu kinh.
Rèn luyện thể chất thường xuyên
Việc tập luyện thể thao vừa sức hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố. Việc thiết lập một lịch trình tập luyện hợp lý và đều đặn sẽ giúp sớm đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên tập luyện khoảng 20 phút với những bài tập phù hợp và vừa sức.
Cải thiện đời sống tinh thần
Việc luôn giữ cơ thể luôn ở trong tâm thể yêu đời, thoải mái, hạn chế stress sẽ giúp ổn định nội tiết tố trong cơ thể. Bạn có thể dành thời gian để đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách để tinh thần luôn ở trong trạng thái thoải mái, không cáu gắt.
>>>>>Xem thêm: Top que thử rụng trứng tốt nhất hiện nay
Luôn giữ cơ thể luôn ở trong tâm thế yêu đời, hạn chế stress để giúp ổn định nội tiết tố
Nếu trong độ tuổi mãn kinh mà bạn gặp phải các triệu chứng mà Kenshin kể trên, không nhất thiết phải đi bệnh viện chữa trị vì đây là sự thay đổi sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng khiến bạn khó chịu, lo lắng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn và kê toa cho bạn một số thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa trị bạn nhé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể