Liệu rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không?

Thông qua nội dung cung cấp trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không nhé!

Bạn đang đọc: Liệu rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không?

Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lo lắng rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không? Nhằm giúp mọi người có thêm thông tin cụ thể về vấn đề này, chúng tôi xin có những chia sẻ qua bài viết sau đây.

Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì?

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên tiếng Anh là Streptococcus hay gọi là liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylococcus tên gọi khác là tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh chốc lở ở trẻ thường gặp trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Thời điểm ban đầu khi mới nhiễm bệnh, trên da của trẻ sẽ hình thành các mụn nước tại vị trí gần miệng và tứ chi. Lâu dần các mụn nước này lớn hơn, rỉ nước và bắt đầu vỡ ra tạo thành những mảng màu vàng bao phủ trên bề mặt da.

Liệu rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không 1 Bệnh chốc lở do vi khuẩn liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn gây ra những tổn thương trên da.

Một loại khác của chốc lở nhưng ít gặp đó là trên da hình thành mụn nước chứa đầy chất lỏng màu vàng, khi chúng vỡ ra sẽ hình thành lớp màng màu nâu bám chặt trên bề mặt da. Bệnh chốc lở có thể bị nhầm lẫn với bệnh loét da.

Tuy nhiên, bệnh loét da là một bệnh lý khác. Loét da là tình trạng da nhiễm trùng nghiêm trọng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và sâu ở bên trong da, tạo ra những vết loét chứa dịch và mủ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh chốc lở ở trẻ em thế nào?

Khi mới nhiễm bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước gây kích ứng và ngứa. Theo thời gian, những nốt mụn này có thể phát triển lớn hơn và hình thành mủ. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ ba ngày đối với liên cầu khuẩn và khoảng bốn đến mười ngày với tụ cầu khuẩn.

Do triệu chứng khá đặc trưng nên bệnh thường được chẩn đoán thông qua việc quan sát các biểu hiện lâm sàng trên vùng da nhiễm bệnh của cơ thể, không cần phải xét nghiệm hoặc áp dụng các phương pháp khác để xác định vi khuẩn từ các tổn thương da.

Bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không?

Chốc lở là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua tiếp xúc trực tiếp vào những tổn thương hay gián tiếp chạm vào những vật dụng như quần áo, chăn, gối, đồ chơi,… của trẻ bị bệnh. Trong đó, con đường chủ yếu lây nhiễm bệnh là thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Tìm hiểu thêm: Nấm false morel có ăn được hay không?

Liệu rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không 2 Bệnh chốc lở ở trẻ em có nguy cơ lây lan nhanh khi có những tiếp xúc trực tiếp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh chốc lở ở tay hoặc các vị trí khác trên cơ thể không phải là bệnh lý nguy hiểm khi trẻ được điều trị sớm và đúng cách. Bệnh nhi sẽ được bác sĩ chỉ định việc dùng thuốc kháng sinh tại chỗ. Thường sẽ là các loại thuốc bôi trên da. Nếu tình trạng bệnh chốc lở ở trẻ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc uống.

Điều kiện làm bệnh chốc lở ở trẻ tăng nguy cơ lây nhiễm

Một vài yếu tố có thể khiến cho tình trạng bệnh chốc lở ở trẻ tăng nguy cơ lây nhiễm như:

  • Sống nơi đông người, vệ sinh cá nhân kém: Môi trường sống đông đúc như trường học hoặc nơi ở kém vệ sinh cũng sẽ làm cho bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác. Cơ thể trẻ mắc bệnh không được vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng cá nhân của trẻ không được giặt riêng.
  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm là một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đặc biệt, khí hậu oi bức của mùa hè chính là lúc vi khuẩn gây bệnh chốc lở phát triển và lây lan mạnh nhất.
  • Trên da có những tổn thương: Vi khuẩn chốc lở có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người trong trường hợp trên da có vết thương hở miệng.

Liệu rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không 3

>>>>>Xem thêm: Các bệnh về tai thường gặp nhất hiện nay

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế nguy cơ mắc bệnh chốc lở.

Để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ phù hợp và đảm bảo an toàn. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cần chú ý thực hiện tốt những việc sau để phòng ngừa và điều trị bệnh chốc lở:

  • Trong gia đình nếu có người mắc bệnh chốc lở thì các bạn cần tránh không cho trẻ tiếp xúc gần gũi như nắm tay, ôm hôn, hay tiếp xúc các đồ dùng cá nhân, ga trải giường,… để tránh bệnh lây nhiễm.
  • Giặt quần áo, khăn mặt của người bệnh bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên và sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn gây hại có cơ hội trú ngụ ẩn trên da.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất đảm, rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Qua những chia sẻ trong bài, mong rằng sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc “Bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không?”mà chúng ta đã đặt ra ở đầu bài viết. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ để giúp bé phòng ngừa bệnh tốt.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *