Bị u nang buồng trứng có quan hệ được không?

Phân loại các dạng u nang buồng trứng và giải thích u nang buồng trứng có quan hệ được không đối với từng trường hợp cụ thể và những lưu ý cần biết để an toàn. 

Bạn đang đọc: Bị u nang buồng trứng có quan hệ được không?

U nang buồng trứng mặc dù rất phổ biến, tuy nhiên không nhiều chị em thực sự hiểu biết về chúng. Dẫn tới có nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Trong đó có: Bị u nang buồng trứng có quan hệ được không? Cùng Kenshin giải thích vấn đề đó trong bài viết dưới đây nhé!

Các u nang buồng trứng

U nang buồng trứng cơ năng

Là những nang nhỏ có chứa dịch, trên lâm sàng tương đối khó phát hiện. Chúng thường biến mất sau vài vòng kinh, tuy nhiên nếu tồn tại trên 60 ngày kết hợp với kinh nguyệt bình thường thì cần theo dõi. Có thể chia u nang buồng trứng thành nhiều nhóm nhỏ như sau:

  • Nang bọc noãn: Do các noãn chưa rụng phát triển thành. Chúng có triệu chứng không rõ ràng, đôi khi gây ra triệu chứng chảy máu hoặc xoắn nang khá nguy hiểm. Khi nang to dần lên có thể gây đau tiểu khung hay đau khi giao hợp.
  • Nang hoàng thể: Bao gồm nang tế bào hạt (gặp sau khi phóng noãn, do các tế bào hạt hoàng thể hóa) và nang tế bào vỏ (thường không to, gặp ở hai bên buồng trứng, phần dịch trong nang có màu vàng rơm).
  • Buồng trứng đa nang: Thường gặp ở hai bên buồng trứng, có thể gây ra vô kinh, vô sinh, thiểu kinh. Buồng trứng đa nang gặp ở những trường hợp có rối loạn có liên quan tới vùng dưới đồi. Được biểu hiện bằng tình trạng vỏ buồng trứng bị sừng hóa, có bề mặt trắng ngà và nhiều nang nhỏ nằm dưới lớp vỏ dày.

    Liệu u nang buồng trứng có quan hệ được không? 1
    U nang buồng trứng cơ năng dạng buồng trứng đa nang

U nang buồng trứng thực thể

U nang buồng trứng thực thể là dạng u nang nguy hiểm, tiến triển âm thầm trong nhiều năm và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

  • U nang biểu mô buồng trứng: Chiếm từ 60 – 80% các loại u nang. Được chia nhỏ ra thành: u nang nhầy, u nang nước, u tế bào sáng, u Brenner, lạc nội mạc tử cung, u đệm buồng trứng.
  • U nang nước: Có vỏ mỏng, cuống dài, chứa dịch ở bên trong, to, đôi khi có thể choán hết ổ bụng.
  • U nang nhầy: Tỷ lệ khoảng 10 – 20% các loại u biểu mô với 85% là lành tính. Có cấu tạo vỏ nang gồm 2 lớp: biểu mô trụ và tổ chức xơ. U nang gồm có nhiều thuỳ, bên trong chứa dịch màu vàng, kích thước to nhất trong số các u buồng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung: 10 – 25% là do tuyến nội mạc tử cung phát triển lan ra ngoài tử cung, thường gặp ở buồng trứng. Cấu tạo của vỏ nang mỏng, chứa dịch màu chocolate, khối u thường dính và dễ vỡ khi bóc tách.
  • Khối u tế bào sáng: Giống với u lạc nội mạc tử cung. Chỉ có thể chẩn đoán bằng phương pháp giải phẫu bệnh.
  • Khối u Brenner: 80% là lành tính. Mật độ có chỗ mềm chỗ cứng, bổ ra bên trong màu vàng hoặc trắng.
  • U nang bì: Chiếm tỷ lệ 25% trong các khối u buồng trứng. Thường hay gặp là teratoma phát sinh từ tế bào mầm. Trong nang có chứa răng, tóc, bã đậu. Đây là loại u nang dễ phát triển thành ác tính nhất, cần đặc biệt lưu ý.

Liệu u nang buồng trứng có quan hệ được không? 2

Lạc nội mạc tử cung là biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng

Bị u nang buồng trứng có nên quan hệ không?

Bị u nang buồng trứng có quan hệ được không? là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của u nang, kích thước, vị trí cũng như nang lành hay ác tính. Theo đó, cố thể phân chia thành hai trường hợp cụ thể như sau:

Đối với dạng u nang cơ năng

Đây là loại u nang buồng trứng có kích thước nhỏ, lành tính và hiếm khi gây ra biến chứng nguy hiểm. Sau vài tuần hoặc vài tháng thì các u nang cơ năng có thể tự biến mất.

Do đó, nếu như bạn đang có u nang cơ năng, được chẩn đoán là kích thước nhỏ và không có biểu hiện phát sinh biến chứng thì việc quan hệ tình dục vẫn có thể thực hiện như bình thường.

Tuy nhiên, để đảm bảo luôn an toàn, nên thăm khám y tế định kỳ để được theo dõi và dự phòng các trường hợp xấu.

Tìm hiểu thêm: Quan hệ tình dục sau đột quỵ: Những điều quan trọng bạn cần biết

Liệu u nang buồng trứng có quan hệ được không? 3

Bị u nang buồng trứng cơ năng vẫn có thể quan hệ

Đối với dạng u nang thực thể

U nang thực thể có nguy cơ xảy ra biến chứng cao, thường phát triển với kích thước lớn, có thể chèn ép vào những bộ phận lân cận. Dẫn đến đau bụng dưới, rong kinh, khó tiểu tiện, đại tiện,…

Khi gặp phải các triệu chứng trên, nhu cầu sinh lý của nữ giới cũng bị tác động ít nhiều. Đặc biệt tình trạng đau rát và xuất huyết âm đạo cũng khiến chị em giảm ham muốn, gây khó khăn cho hoạt động sinh hoạt vợ chồng.

Kích thước u quá to, có thể gây vỡ, tràn dịch và nhiễm trùng buồng trứng, nguy hại tới sức khỏe sinh sản. Người bệnh có thể bị mất máu, không cấp cứu kịp thời có thể gây ra tử vong. Nhất là khi chịu tác động của việc quan hệ tình dục mạnh bạo sẽ tăng thêm nguy cơ vỡ u nang.

Do đó, chị em cần đặc biệt thận trọng về vấn đề này. Tốt nhất là hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi khối u được giải quyết.

Liệu u nang buồng trứng có quan hệ được không?

Đối với tình trạng u nang thực thể nên hạn chế quan hệ

Những điều cần lưu ý về việc quan hệ tình dục khi bị u nang buồng trứng

Quan hệ tình dục khi bị u nang buồng trứng cần lưu ý vài điểm như sau:

  • Quan hệ tình dục một cách an toàn, nhẹ nhàng, tránh gây ra áp lực lên khu vực bụng và chậu.
  • Phụ nữ nên hạn chế quan hệ tình dục khi có những nang to với nguy cơ cao bị vỡ hay xuất huyết. Bên cạnh đó, để làm giảm thiểu rủi ro vỡ nang, khi giao hợp nên thực hiện những tư thế phù hợp, giảm áp lực đè nén lên khu vực bụng và vùng chậu.
  • Ngoài ra cần lưu ý, không chỉ quan hệ tình dục mới khiến u nang buồng trứng bị vỡ. Mà một số hoạt động thể chất như: Khiêng vác hay rối loạn trong cơ thể phụ nữ cũng có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng và khiến u nang bị vỡ, gây tràn dịch, nhiễm trùng buồng trứng vô cùng nguy hiểm.

Liệu u nang buồng trứng có quan hệ được không? 5

>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị Gút có uống whey được không?

Nên quan hệ nhẹ nhàng khi bị u nang buồng trứng

Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Bị u nang buồng trứng có quan hệ được không? Tùy thuộc vào tình trạng của mình mà bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhé!

Thảo My

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *