Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí

Dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra ở những người đặc biệt mẫn cảm với chất đạm có trong các loài hải sản có vỏ. Một số loại động vật có vỏ khiến người sử dụng dễ bị dị ứng là tôm, cua, mực, ốc, sò, nghêu, hàu, bạch tuộc,…

Bạn đang đọc: Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí

So với các dạng dị ứng khác thì dị ứng động vật có vỏ là hiện tượng phổ biến hơn cả. Mức độ dị ứng có thể dao động từ nhẹ, vừa đến nặng. Đặc biệt, dấu hiệu này có thể xuất hiện từ rất sớm hoặc đến độ tuổi trưởng thành mới bắt đầu phát tác.

Dị ứng động vật có vỏ là gì?

Dị ứng động vật có vỏ là hiện tượng cơ thể người sử dụng có hệ miễn dịch phản ứng bất thường với các loại hải sản có vỏ như tôm, cá, cua, hàu, mực, bạch tuộc, sò điệp,…

Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí 1

Dị ứng động vật có vỏ là hiện tượng khá thường gặp

Thực tế cho thấy trong các trường hợp dị ứng với động vật có vỏ, có những người phản ứng với tất cả các tác nhân kích thích nhưng cũng có những người chỉ mẫn cảm với một số loại nhất định. Như đã nhắc qua ở trên, triệu chứng đôi khi chỉ xuất hiện thoáng qua ở mức độ nhẹ như: Nghẹt mũi, phát ban, ngứa ngáy,… hoặc ở mức độ nghiêm trọng như: Tụt huyết áp, khó thở,… Thậm chí một số trường hợp bị sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thực trạng trên mà khi nhìn thấy những dấu hiệu nghi ngờ, chúng ta cần ghé qua các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức. Trong trường hợp xác định chính xác mình bị dị ứng với hải sản có vỏ, bạn sẽ có kế hoạch và chủ động hơn trong việc ngăn ngừa tình trạng này tái diễn. Đặc biệt, nếu có người thân cùng huyết thống bị dị ứng với nhóm đồ ăn này thì chúng ta lại càng phải đề phòng với nguy cơ nói trên.

Dị ứng hải sản có vỏ bắt gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Tuy nhiên đối với người trưởng thành, khảo sát cho thấy vấn đề sức khỏe này thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Ngược lại đối với trẻ nhỏ, bệnh dị ứng lại thường xảy ra ở bé trai.

Các dấu hiệu nhận biết

Làm thế nào để biết một người bị dị ứng hải sản có vỏ? Bạn hãy căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:

  • Phát ban trên da đi kèm ngứa ngáy. Những tổn thương trên da có thể là những chấm nhỏ li ti màu đỏ hoặc tạo thành từng mảng lớn nổi gồ trên bề mặt;
  • Sưng một hoặc một vài bộ phận ở vùng đầu cổ, điển hình là lưỡi, mặt, cổ họng, môi, mắt;
  • Ngạt mũi, thở khò khè hoặc khó thở;
  • Người xây xẩm, chóng mặt và có thể ngất xỉu;
  • Tiêu chảy đi kèm đau quặn bụng, có dấu hiệu buồn nôn hoặc ói mửa.

Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí 2

Một số triệu chứng điển hình khi bị dị ứng hải sản có vỏ

Về bản chất, dị ứng là một dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước một tác nhân kích thích nào đó. Tuy nhiên phản ứng này lại vượt quá ngưỡng nên gây ra tác dụng ngược. Dị ứng có thể chỉ “đánh tiếng” qua một vài dấu hiệu thông thường vừa chia sẻ. Nhưng trong một số ít trường hợp, chúng biểu thị ở trạng thái nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa đến tính mạng dưới tình trạng sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là một tình huống nguy cấp cần được can thiệp ngay bằng adrenaline tại các cơ sở y tế. Dấu hiệu nổi bật của tình trạng này bao gồm:

  • Co thắt, nghẹt đường thở do sưng vùng cổ họng;
  • Mạch đập nhanh hoặc rối loạn, trồi sụt thất thường;
  • Tụt huyết áp ở mức độ nghiêm trọng;
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc mất hoàn toàn ý thức.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của hiện tượng dị ứng hải sản hay dị ứng động vật có vỏ là do hệ miễn dịch phản ứng thái quá trước tác nhân gây dị ứng là chất đạm có trong loại thức ăn này. Cụ thể, trong lần đầu tiếp xúc, hàng rào miễn dịch nhận diện protein trong động vật có vỏ là có hại – yếu tố nguy cơ tác động tiêu cực đến cơ thể. Vậy nên, chúng sẽ phát ra dấu hiệu cảnh báo và sản sinh ra hàng loạt kháng thể để chống lại nhân tố ngoại lại này.

Chính vì thế, trong những lần tiếp xúc sau, hệ miễn dịch sẽ phóng thích ra histamin và nhiều chất trung gian hóa học. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của hiện tượng dị ứng.

Tìm hiểu thêm: Wasabi có thể tăng cường sức khỏe tâm thần khi chúng ta già đi không?

Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí 3
Cơ chế phát sinh dị ứng

Hiện nay, dựa vào nguồn gốc, hải sản có vỏ được chia làm 2 nhóm chính, đó là đại diện thuộc ngành Chân khớp và đại diện thuộc ngành Thân mềm. Chân khớp bao gồm các loại tôm, cua. Thân mềm bao gồm các loại mực, nghêu, trai, sò, hàu, bạch tuộc, tu hài, bào ngư, ốc,… Tùy vào từng trường hợp mà kháng nguyên gây dị ứng có thể là một vài đại diện hoặc tất cả các loại hải sản có vỏ vừa được nêu trên.

Cách xử trí và phòng ngừa

Khi bị dị ứng với các loại hải sản có vỏ, bạn sẽ xử trí ra sao để vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp cải thiện nhanh triệu chứng?

Cách xử trí

Trong trường hợp lần đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, điều bạn cần làm là ghé ngay cơ sở y tế để xác định nguyên do và mức độ nặng, nhẹ của tình trạng nói trên.

Tại đây, nếu dị ứng ở mức độ nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm adrenalin để chống sốc phản vệ. Ở mức độ nhẹ với các dấu hiệu như phát ban, mẩn ngứa, phù nề,… thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin.

Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí 4

>>>>>Xem thêm: Rau ngải cứu và những công dụng tuyệt vời

Tùy trường hợp dị ứng mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm adrenalin hoặc dùng thuốc kháng histamin

Sau này, trong trường hợp chẳng may do vô tình, tình trạng dị ứng tái diễn thì nếu ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin không kê toa để cải thiện tình hình. Ngược lại nếu cơ địa vốn dị ứng ở mức độ nặng thì chúng ta cần chủ động ghé cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa dị ứng động vật có vỏ

Để phòng ngừa dị ứng hải sản có vỏ, bạn cần lưu ý đến một số điểm quan trọng sau:

  • Luôn tìm hiểu kỹ về thành phần nguyên liệu của các món ăn, nhất là trong lần đầu thưởng thức.
  • Nếu có tiền sử dị ứng với động vật có vỏ, tốt nhất là tránh xa tác nhân này, không chỉ qua đường ăn mà còn qua cả đường tiếp xúc vì có một số người mẫn cảm với cả hơi nước và mùi hải sản.
  • Khi sử dụng các thực phẩm đóng gói, đóng hộp, bạn cần đọc kỹ thông tin in trên nhãn dán xem có sự hiện diện của yếu tố nguy cơ hay không. Nói không với những đồ ăn, thức uống không có nguồn gốc rõ ràng, không nêu chi tiết các thành phần nguyên liệu mà chỉ giới thiệu chung chung.
  • Thông báo cho những người xung quanh về tình trạng dị ứng của bạn. Luôn chủ động chia sẻ thông tin này với các nhà hàng, quán ăn, tiếp viên, phục vụ bàn. Cẩn thận hơn là hỏi những người liên quan xem thực đơn có chứa các thành phần dễ gây dị ứng hay không. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị dị ứng, bạn nên báo trước cho nhà trường, thầy cô chủ nhiệm để họ điều chỉnh lại khẩu phần ăn của bé.

Những thông tin cơ bản và quan trọng nhất về dị ứng động vật có vỏ đã được Kenshin chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Bạn hãy lưu lại cẩm nang này để sử dụng khi cần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *