Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục

Ráy tai là một sản phẩm tự nhiên của cơ thể, nó được tạo ra để ngăn ngừa bụi bẩn và giữ cho đôi tai khỏe mạnh. Hơn nữa, tình trạng ráy tai cũng có thể tiết lộ phần nào đó sức khỏe của bạn. Trong đó tình trạng ráy tai có mùi hôi là một trong những dấu hiệu đầu tiên mà bạn cần phải lưu ý.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục 1 Ráy tai có mùi hôi là tình trạng không ít người gặp phải

Ráy tai có mùi hôi là tình trạng mà không ít người gặp phải. Nó biểu hiện bạn đang mắc phải một số vấn đề tai như nhiễm trùng tai, ung thư tai hoặc bị một số dị vật mắc vào tai…Để nắm rõ hơn về tình trạng này, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Ráy tai có tác dụng gì?

Ráy là một hỗn hợp bao gồm các chất tiết ra ở tuyến bã nhờn của ống tai ngoài như mồ hôi, những tế bào chết và bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai sẽ di chuyển ra phía ngoài tai rồi sau đó tự bong ra thành từng mảng hoặc có thể vón thành cục. Ráy tai bình thường có màu vàng nhạt, hơi dính và không có mùi hôi.

Ráy tai có một số tác dụng như bảo vệ ống tai, giúp làm sạch và góp phần ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân lạ tấn công. Có 2 loại ráy tai là ráy tai khô và ráy tai ướt, yếu tố này thường là do di truyền. Ráy tai khô hay ướt đều có chức năng bảo vệ tai.

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục 2 Ráy tai có màu vàng đậm và có mùi hôi là biểu hiện bất thường

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi

Ráy tai có mùi hôi có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nó phản ánh tình trạng bất thường bên trong tai. Một số nguyên nhân khiến ráy tai bị hôi là do nó tồn tại lâu bên trong ống tai mà không được vệ sinh sạch sẽ. Điều đó vô tình làm tổn thương các thành phần bên trong ống tai và dẫn đến nhiễm trùng.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi mà bạn cần lưu ý.

Có quá nhiều ráy tai

Khi tai có quá nhiều ráy tai mà chúng ta không vệ sinh thường xuyên nó sẽ làm tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn gây tắc nghẽn tai. Từ đó khiến ráy tai có mùi hôi khó chịu. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ sẽ làm đau tai, nhức đầu, chóng mặt, ngứa ngáy và có thể làm giảm khả năng nhận biết âm thanh xung quanh.

Nhiễm trùng tai giữa

Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus cùng với các tác nhân khác như ráy tai, dịch viêm ở tai, vệ sinh tai chưa tốt…Khi bị nhiễm trùng tai giữa, dịch mủ và vi khuẩn tích tụ sẽ khiến ráy tai bị hôi và chảy dịch.

Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 10 thế nào hiệu quả?

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục 3 Nhiễm trùng tai giữa khiến ráy tai có mùi hôi

Nhiễm trùng tai giữa gặp khá nhiều ở trẻ nhỏ và có các dấu hiệu thường gặp như trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, đau tai, sốt cao, biếng ăn…Ở người lớn thì nhiễm trùng tai giữa lại không có nhiều dấu hiệu như trẻ nhỏ, chủ yếu là xuất hiện tình trạng đau tai, tai chảy dịch hoặc suy giảm thính lực.

Có dị vật trong tai

Mặc dù tai có hệ thống lông và dịch nhầy giúp ngăn chặn bụi bẩn và bảo vệ tai nhưng những dị vật lớn vẫn có thể bị mắc kẹt trong tai. Nguy hiểm hơn có thể là do côn trùng xâm nhập và bị mắc kẹt trong tai.

Những triệu chứng gặp phải khi có dị vật trong tai như: Đau tai nhẹ hoặc nặng tùy vào kích thước và loại dị vật, giảm hoặc mất thính lực, nhiễm trùng tai…

Nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng tai ngoài không quá nguy hiểm nhưng lại là một trong những tác nhân khiến ráy tai có mùi hôi. Nguyên nhân có thể do nước bị đọng lại trong tai sau khi tắm, bơi nhưng không được lau khô và làm sạch. Những triệu chứng khi bị nhiễm trùng tai ngoài là sốt nhẹ, tai bị sưng đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch mủ, khó nghe…

Ung thư tai

Ung thư tai là bệnh rất hiếm gặp trong các loại bệnh ung thư nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này khi xuất hiện tình trạng ráy tai có mùi hôi. Một số loại ung thư tai như ung thư tai giữa hoặc ung thư ống tai, nó tiến triển từ nhiễm trùng thành mãn tính.

Các triệu chứng có thể là đau tai, mất thính lực, tai chảy dịch mủ, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, có khối u trong tai.

Tình trạng cholesteatoma

Cholesteatoma là sự bất thường của các tế bào da nằm sâu bên trong tai, tuy nhiên nó không phải là tình trạng ác tính gây ra bệnh ung thư. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bị viêm tai giữa hoặc do dị tật bẩm sinh gây chảy dịch tai và làm ráy tai có mùi hôi.

Tình trạng cholesteatoma sẽ làm suy giảm thính lực, có cảm giác đau rát trong tai và rất khó phân biệt với nhiễm trùng tai và một số bệnh lý khác.

Biện pháp khắc phục tai có mùi hôi

Việc đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân chính xác khiến ráy tai có mùi hôi, từ đó mới có thể thực hiện được các biện pháp khắc phục hiệu quả. Tùy cơ địa từng người, ráy tai có thể có nhiều hoặc ít, khô hay ướt nhưng thường sẽ không có mùi hôi.

Khi cảm thấy ráy tai của mình có mùi thì điều đơn giản đầu tiên mà bạn có thể nghĩ đến là do cách vệ sinh tai hàng ngày chưa được sạch sẽ. Tuy nhiên có một số trường hợp kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đi thăm khám sớm để biết rõ nguyên nhân.

  • Thường xuyên vệ sinh tai và loại bỏ ráy tai: Sau khi tắm hoặc bơi bạn nên lau khô phía ngoài tai. Đối với những người có ráy tai ướt nên dùng tăm bông với kích thước phù hợp với lỗ tai của mình. Với những người ráy tai khô nên dùng những dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai. Không nên ngoáy tai quá sâu có thể làm tổn thương tai.
  • Nếu có dị vật trong tai, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để xử lý và loại bỏ dị vật một cách an toàn. Không nên tự ý dùng các vật nhọn để cố gắp dị vật.
  • Điều trị nhiễm trùng tai: Cần đến gặp bác sĩ để được điều trị theo chỉ định. Dùng thuốc kháng sinh đúng liều vào theo hướng dẫn. Ngoài ra hàng ngày bạn vẫn nên vệ sinh và giữ tai luôn khô ráo.
  • Cholesteatoma và ung thư tai: Đối với hai bệnh lý này bạn cần được chuẩn đoán chính xác, từ đó mới có thể đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với bệnh mà bạn đang gặp phải.

Nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục 3

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh chấn thương khi chống đẩy?

Dùng bông ngoáy tai để vệ sinh tai hàng ngày

Tình trạng ráy tai có mùi hôi có thể gặp ở rất nhiều người. Nó không phải là một vấn đề quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những sự khó chịu và bất tiện nhất định khi gặp phải. Tuy nhiên khi đã áp dụng những biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà mà không có kết quả, bạn cần sự can thiệp của bác sĩ để được chẩn đoán rõ nguyên nhân và điều trị sớm nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *