Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh căn cứ vào cân nặng để xác định sức khỏe của trẻ. Vậy các mẹ bỉm đã biết bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng hay không chưa?
Bạn đang đọc: Mẹ bỉm cần biết: Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng không?
Ở những tháng đầu đời, chiều cao cân nặng của trẻ thay đổi rất nhanh. Tháng thứ 9 của em bé cũng chính là dấu mốc quan trọng giúp mẹ xác định được liệu bé yêu của mình có phát triển toàn diện hay không. Trên các diễn đàn chăm sóc bé, có không ít ông bố, bà mẹ thắc mắc liệu bé 9 tháng nặng 7,5 kg có phải là suy dinh dưỡng không. Còn chần chờ gì mà không cùng Kenshin giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Những thay đổi khi bé được 9 tháng tuổi
Trên thực tế, còn tùy thuộc vào giới tính của trẻ nhỏ mà tốc độ thay đổi cũng như phát triển thể chất và nhận thức của trẻ sẽ khác nhau.
Thông thường, khi đạt 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự chơi, biết cầm nắm đồ vật, biết vẫy tay chào tạm biệt và có thể bập bẹ được những từ đơn giản,…
Trẻ có thể trở nên linh hoạt hơn, thậm chí là bò khắp nhà nhưng hành động vẫn còn vụng về. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nhận thức của trẻ đang dần được hoàn thiện, trẻ đã biết thể hiện cảm xúc bằng âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể.
Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng không?
Khi thấy cân nặng của trẻ bắt đầu chững lại, nhiều cha mẹ thường không khỏi lo lắng: “Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bất thường không?”.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bé trai 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng từ 8.1 – 10 kg. Trong khi đó, bé gái 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng 7.3 – 9.3 kg. Như vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể đánh giá được liệu cân nặng của trẻ có bị thiếu hụt hay không dựa trên giới tính của bé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Bên cạnh thắc mắc: “Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng không?”, hiểu rõ được nguyên nhân khiến trẻ “nhẹ cân” mới chính là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi đã khẳng định rằng tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ 9 tháng tuổi chủ yếu bắt nguồn từ việc trẻ bị thiếu vitamin D và chế độ ăn thiếu canxi.
Trong đó, vitamin D chính là chất xúc tác hàng đầu giúp cơ thể trẻ hấp thụ được tối đa hàm lượng canxi đưa vào cơ thể trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, canxi lại là thành phần chính cấu tạo nên hệ xương khớp. Hàm lượng canxi không đủ để cung cấp cho xương khiến xương bị xốp, mô liên kết bị biến đổi. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, lâu dần sẽ trở nên nhẹ cân, thấp bé so với các bạn cùng trang lứa.
Dấu hiệu nhận biết bé 9 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, còi xương
Nếu vẫn chưa rõ bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ cũng có thể căn cứ thêm vào các dấu hiệu đặc trưng của chứng còi xương. Đó là:
- Trẻ ngủ không trọn giấc, thời gian ngủ ngắn và hay quấy khóc.
- Trẻ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong lúc ngủ.
- Trẻ bị rụng tóc ở phía sau đầu, có hình giống vành khăn.
- Trẻ chậm mọc răng, kéo theo các mốc phát triển quan trọng khác trở nên chậm hơn như: Lật, bò, ngồi, đứng, đi,…
- Phần thóp phát triển rộng hơn, sờ vào thấy mềm, thời gian đóng thóp lâu.
- Phần đầu của trẻ xuất hiện các bướu trán, đầu bẹp.
- Lồng ngực trở nên bất thường, phần ức nhô lên cao.
- Xương cổ tay chân bị bè, chân cong kiểu vòng kiềng hình chữ O.
- Dễ bị co giật khi canxi trong máu giảm xuống bất thường.
Tìm hiểu thêm: Top 10 cách trị thâm vùng da dưới cánh tay hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi bị còi xương, suy dinh dưỡng
Nguyên tắc hàng đầu khi xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao cân nặng của trẻ là phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất chính, bao gồm: Tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trẻ cần được tăng cường bổ sung nhóm vi chất giúp xương phát triển là vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm và sắt. Các bữa ăn của trẻ cũng cần có thêm chất béo từ dầu hoặc mỡ bởi nó sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu vitamin D tốt hơn.
Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn hàng ngày cho trẻ như sau:
- Bột chân cua, hạt sen, đậu xanh: Sau khi sấy khô phần thịt chân cua, mẹ giã mịn thành bột trộn rồi trộn với bột đậu xanh và bột hạt sen. Hàng ngày, mẹ pha bột chân cua với nước cháo loãng để cho trẻ ăn trong 2 bữa, liên tục trong 15 – 20 ngày.
- Cháo tôm: Sau khi rửa sạch tôm và lột vỏ, bạn giã nhuyễn tôm. Đồng thời, xay gạo thành bột mịn và trộn đều với tôm. Bạn nấu hỗn hợp này theo cách nấu cháo thông thường. Trẻ còi xương nên ăn cháo tôm 1 lần/ngày vào lúc đói, ăn trong 30 ngày.
- Cháo cá: Bạn nên chọn cá quả để nấu cháo cho bé vì hàm lượng dinh dưỡng phong phú có trong loại thực phẩm này. Sau khi làm sạch nội tạng, bạn hấp cách thủy cho cá chín rồi lọc bỏ xương và nấu với bột gạo như cháo tôm.
>>>>>Xem thêm: Trượt đốt sống ra trước (L4,L5) và những điều cần biết
Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ liệu bé 9 tháng nặng 7,5 kg có bị suy dinh dưỡng không. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất cho trẻ để bé yêu được phát triển toàn diện nhé!
Xem thêm: Cân nặng trẻ 5 tuổi theo WHO bao nhiêu là chuẩn?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể