Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh bất thường xuất hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ. Rò luân nhĩ có nguy cơ cao đồng mắc các dị tật về tai trong hoặc thận. Vậy rò luân nhĩ có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Rò luân nhĩ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh là gì?
Rò luân nhĩ là căn bệnh dị tật bẩm sinh thường thấy ở các trẻ có một lỗ nhỏ tồn tại ở dưới da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Vậy rò luân nhĩ có nguy hiểm không? Có dấu hiệu gì? Điều trị như thế nào?
Contents
Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?
Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên gia thì bệnh rò luân nhĩ là một bệnh dị tật bẩm sinh lành tính khá phổ biến, nó không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nếu như được vệ sinh một cách sạch sẽ hàng ngày. Chính vì vậy, nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ thì lỗ rò sẽ gây ra viêm nhiễm, ngứa và tiết dịch có màu trắng như bã đậu, mùi hôi và phình to tạo thành nang. Bệnh rò luân nhĩ chỉ đáng lo khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nó cũng tiềm ẩn các nguy cơ bệnh lý về thính giác, bệnh tim mạch, đặc biệt là thận. Trường hợp đã bị viêm này cần can thiệp và điều trị kịp thời không lỗ rò sẽ phình to ra, vỡ và gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, lỗ rò luân nhĩ bị nhiễm trùng thì có thể làm trẻ bị sốt, viêm sưng và tạo ra một ổ áp xe ngay lỗ rò hoặc lây lan đến các vùng sau tai.
Phẫu thuật rò luân nhĩ chỉ một tiểu phẫu nhỏ nhanh chóng và đơn giản. Do vậy người bệnh và người nhà không cần quá lo lắng, vì tâm lý cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị. Chính vì vậy giữ một tinh thần lạc quan chính là liều thuốc hiệu quả nhất để đẩy lùi mọi bệnh tật.
Nếu không được điều trị đúng cách thì rò luân nhĩ có thể để lại nhiều biến chứng sau này:
- Chỗ rò phình to tạo thành nang, nang bội sẽ to dần và gây áp xe rò luân nhĩ, chúng còn có thể lan ra các vị trí khác sau tai.
- Lỗ rò gây ngứa, sưng đau gây mất thẩm mỹ khi không được vệ sinh sạch sẽ.
- Sẽ ảnh hưởng đến thính giác nếu rò luân nhĩ bị viêm, rỉ dịch, sưng đau…
Những dấu hiệu và triệu chứng rò luân nhĩ là gì?
Tìm hiểu thêm: Tĩnh mạch Azygos có vai trò gì? Các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch Azygos
Dấu hiệu nhận biết bệnh rò luân nhĩ
Rò luân nhĩ ở trẻ em thường không có chung triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất của lỗ rò luân nhĩ gồm:
- Một lỗ nhỏ có thể nhìn thấy ở phía trước của một hoặc cả hai tai.
- Xuất hiện một lỗ mở khá giống với lúm đồng tiền.
- Thấy sưng, đau, sốt, mẩn đỏ hoặc chảy mủ trong và xung quanh hố. Đây là các dấu hiệu cho thấy đang nhiễm trùng như viêm mô tế bào hoặc áp xe.
- Một khối u không đau phát triển chậm ngay bên cạnh lỗ mở, báo hiệu u nang.
Đối tượng dễ bị bệnh rò luân nhĩ
Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở cả nam và nữ, tần suất ở nữ bị nhiều hơn nam. Lỗ rò luân nhĩ có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên tai, nó có thể bị nhiễm trùng hoặc không bị nhiễm trùng.
Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc rò luân nhĩ bao gồm:
- Tiền sử trong gia đình có người bị điếc.
- Có một đặc điểm dị tật hoặc loạn hình khác.
- Dị dạng màng nhĩ hoặc thận.
- Mẹ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ.
- Mắc hội chứng Branchiootorenal (Khe-Mang tai-Thận).
- Dùng thuốc propylthiouracil điều trị bệnh tuyến giáp trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Nguyên nhân nào gây rò luân nhĩ?
Em bé trong bụng mẹ sẽ hình thành vành tai trong tuần thứ 6 của thai kỳ (thuộc tam cá nguyệt thứ nhất). Đây là giai đoạn em bé chỉ bằng hạt đậu và đang hình thành dần các bộ phận như mũi, van tim, mắt, bàn tay, bàn chân, tai ngoài. Nếu vành tai phát triển mà gặp các vấn đề hợp nhất sẽ hình thành lỗ rò luân nhĩ.
Rò luân nhĩ hình thành là do sự hợp nhất không hoàn toàn hoặc khiếm khuyết của 6 đồi thính giác trong quá trình phát triển của màng nhĩ. Để bạn dễ hiểu hơn, thì đây là sự kết hợp lỗi giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai trong quá trình tạo ra tai ngoài của bào thai. Về mặt di truyền, rò luân nhĩ hình thành do lỗi của một nhiễm sắc thể.
Điều trị bệnh rò luân nhĩ như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Rối loạn nhận thức do tổn thương não bộ là gì? Cách nhận biết bệnh thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh rò luân nhĩ
Các phương thức tiếp cận điều trị bệnh lý này bao gồm:
- Nếu không bị nhiễm trùng thì lỗ rò luân nhĩ không cần xử lý gì.
- Nếu lỗ rò trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, nóng thì cần kê thuốc kháng sinh đường uống cho trẻ.
- Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng sinh thì cần tiến hành chọc hút và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng.
- Rạch và thoát mủ nếu áp-xe luân nhĩ không đáp ứng với kim hút.
- Với những trường hợp lỗ rò bị nhiễm trùng tái phát cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò.
Chú ý:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa viêm nhiễm lỗ rò luân nhĩ, tuyệt đối không được bóp nặn ở vị trí lỗ rò.
- Có triệu chứng bất thường như rỉ dịch nhờn, sưng đau, phình lớn cần đến ngay cơ sở y tế để được Bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc chung của mọi người về bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không. Khi đi khám hãy tìm hiểu và chọn nơi có cơ sở vật chất cùng Bác sĩ tận tâm để bệnh mau chóng hồi phục nhất nhé!
Hạ Hạ
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể