Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh

Đá bóng bị đau gót chân là tình trạng thường xuyên xảy ra với các cầu thủ. Tình trạng này không quá nghiêm trọng, nhưng nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt.

Bạn đang đọc: Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh

Tình trạng đau gót chân thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động, đi lại hoặc đứng nhiều. Đặc biệt, đá bóng bị đau gót chân là cơn đau cần được lưu ý. Cùng Kenshin tìm hiểu về chấn thương này ngay tại đây.

Nguyên nhân gây tình trạng đá bóng bị đau gót chân

Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh 1 Đá bóng bị đau gót chân

Bàn chân và cổ chân được tạo thành từ 26 xương, 33 khớp xương và hơn 100 sợi gân. Trong đó, xương gót chân là xương lớn nhất. Vị trí này cũng chịu áp lực lớn nhất, vì chịu sức nặng của cả cơ thể. Đau gót chân là tình trạng gót chân đau nhức, ê ẩm, gây khó chịu khi sinh hoạt và đi lại.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau gót chân, có thể do các bệnh lý như: viêm cân gan chân, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, viêm gân hoặc đứt gân gót chân, viêm bao hoạt dịch, viêm tủy xương, viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp và gãy xương.

Còn đối với tình trạng đá bóng bị đau gót chân, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc: Mang giày quá chật, chạy hoặc đứng nhiều, vận động sai tư thế, chưa khởi động kỹ trước khi đá bóng.

Các phương pháp điều trị đau gót chân

Khi tình trạng đau gót chân xảy ra, bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị như:

Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung dưới niêm mạc nguy hiểm như thế nào? Có chữa được không?

Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh 3 Điều trị đá bóng bị đau gót chân

Dùng thuốc: Bạn có thể sử dụng các thuốc uống giảm đau như paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đối với các trường hợp bệnh nặng, uống thuốc không có hiệu quả thì tiêm corticosteroid là giải pháp thay thế. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc này. Vì về lâu dài, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

Nẹp cố định bàn chân: Đây là dụng cụ thường được dùng để làm giảm cơn đau gót chân vào ban đêm, nhất là khi ngủ để giữ cố định bàn chân. Nhưng để sử dụng sản phẩm này đúng cách và hiệu quả, bạn vẫn nên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng đế chỉnh hình: Một trong những nguyên nhân của tình trạng đá bóng bị đau gót chân là do cấu tạo bàn chân dẹt. Do đó, đế chỉnh hình là dụng cụ dùng để tái tạo vòm bàn chân. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Băng dán cố định cơ Rocktape: Loại băng dán, đai nẹp này giúp cố định các cơ, thường được sử dụng cho các vận động viên chạy bộ hoặc cầu thủ trước khi ra sân. Băng nẹp có tác dụng giảm sưng, giảm đau và hạn chế các chấn thương xảy ra.

Phẫu thuật: Đây là một trong những phương pháp được dùng khi tình trạng đau chuyển nặng. Phẫu thuật giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương gót chân. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng vì có thể gây yếu vòm chân.

Cách chữa đá bóng bị đau gót chân không dùng thuốc

Một số cách bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm tình trạng đau gót chân có thể kể đến như:

  • Ngâm muối Epsom: Cho 3 muỗng canh muối Epsom vào nước ấm và ngâm gót chân trong 20 phút. Sau đó lau khô chân và mát xa trong 5 phút.
  • Ngâm đá: Khi bị đau, nên ngâm chân với nước đá 10 – 15 phút mỗi ngày.
  • Bột nghệ: Bạn có thể bổ sung bột nghệ cho cơ thể thông qua các bữa ăn, uống hàng ngày. Công dụng của bột nghệ giúp làm giảm đau hiệu quả.
  • Massage gót chân: Thoa dầu vào chỗ đau và nhẹ nhàng chà xát nó trong 10 phút. Hành động này sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và cải thiện lưu thông xung quanh gót chân.
  • Dầu cá: Khi bị đau gót chân, bạn nên bổ sung dầu cá vào bữa ăn hàng ngày. Dầu cá rất giàu omega 3 và axit eicosapentaenoic giúp giảm đau và cứng cơ.
  • Bổ sung kiềm: Tương tự các thực phẩm trên, bạn nên bổ sung kiềm cho cơ thể thông qua bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm có tính kiềm làm giảm đau và cân bằng độ pH trong cơ thể. Ví dụ như: Ớt cayenne, hạt tiêu…

Hiểu về tình trạng đá bóng bị đau gót chân và cách phòng tránh 2

>>>>>Xem thêm: Các bệnh về họng thường gặp và cách điều trị

Phương pháp điều trị đau gót chân không dùng thuốc

Phòng ngừa tình trạng đá bóng bị đau gót chân

Ngoài các bệnh lý, đau gót chân cũng do nhiều nguyên nhân ngoại cảnh tạo nên. Do đó, để phòng tình trạng đá bóng bị đau gót chân, bạn nên:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, giảm cân nếu béo phì để giảm áp lực cho gót chân.
  • Đảm bảo giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế.
  • Tránh những đôi giày có đế hoặc mũi cứng, có thể gây đau hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
  • Dùng thêm các miếng đệm lót giày.
  • Nên ngồi hoặc đứng nếu bạn thường bị đau gót chân.
  • Khởi động kỹ và đúng cách trước chơi đá bóng và các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
  • Mang giày thể thao phù hợp cho từng hoạt động, như giày tập gym, giày leo núi, giày đá bóng…

Qua những thông tin vừa rồi, hy vọng bạn đã có thêm phương pháp để giảm cơn đau gót chân tại nhà. Nếu quá trình tự điều trị không khỏi, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Nhật Lệ

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *