Những người thường xuyên chơi thể thao, nhất là bộ môn bóng đá sẽ không thể tránh khỏi các vấn đề về xương, khớp. Một vài vấn đề thường gặp như đau khớp đầu gối, đau cơ háng,… Vậy chúng ta sẽ cần phải làm gì khi đá bóng bị đau háng.
Bạn đang đọc: Cần làm gì khi đá bóng bị đau háng
Đá bóng bị đau háng không là vấn đề quá xa lạ với những người thường xuyên chơi bóng đá với cường độ cao. Các cơn đau không gây quá nguy hiểm nhưng để lâu sẽ khiến người bệnh khó chịu, thậm chí là gặp các khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Hãy cùng Kenshin giải đáp thắc mắc, cần làm gì khi đá bóng bị đau háng.
Contents
Nguyên nhân gây đau cơ háng
Đau cơ háng có thể do sái, trật khớp hoặc một số các nguyên nhân khác
Trước hết ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây các cơn đau ở cơ háng. Một vài nguyên nhân thường gặp gồm:
Cơ háng kéo căng quá mức
Khi người bệnh kéo căng cơ đùi quá mức hoặc hoạt động với cường độ mạnh sẽ gây nên tình trạng đau cơ háng và đau hông.
Viêm bao hoạt dịch ở khớp háng
Là lớp đệm lót bao quanh khớp giúp bôi trơn, nuôi dưỡng và nâng đỡ sụn xương. Khi chuyển động sai tư thế hoặc hoạt động quá mức sẽ gây ức chế, kích thích lên bao hoạt dịch khiến cho bộ phận này bị viêm. Bao hoạt dịch bị viêm sẽ, chức năng đệm lót bị giảm đi, các xương ma sát vào nhau gây cảm giác đau âm ỉ ở khớp háng.
Sái, trật khớp háng
Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do bị ngã hoặc va đập mạnh khi chơi thể thao. Trật, sai khớp háng là khi chỏm xương đùi bị lệch khỏi vị trí của nó, không những gây đau háng mà còn tiềm ẩn nhiều những biến chứng nguy hiểm khác như thoái hóa khớp, hoại tử khớp háng.
Viêm khớp háng
Viêm khớp háng gây sưng, đau dữ dội, hạn chế cử động của đôi chân người bệnh. Nguyên nhân gây ra vấn đề này cũng là do bị ngã bất ngờ hoặc những cú va chạm mạnh.
Tổn thương xương cụt
Là phần cuối cùng của xương sống, có chức năng điều chỉnh hoạt động ngồi của cơ thể. Khi bị tổn thương (thường là do ngã ngồi) phần xương cụt có thể gãy, bầm tím làm cho toàn bộ vùng khớp háng, mông và hông bị đau nhức.
Hội chứng Iliopsoas
Xảy ra khi phần khớp háng bị uốn cong liên tục và quá mức. Hội chứng này bao gồm viêm bao hoạt dịch Iliopsoas và viêm gân Iliopsoas, khiến cho người bệnh đau khớp háng, đùi trên và hông ê nhức khi vận động mạnh, căng cứng.
Chứng thoát vị thể thao
Chứng thoát vị thể thao hay còn gọi là triệu chứng đau bụng thể thao. Chứng này làm suy yếu thành bụng dưới (nơi các cơ và gân mỏng xuất hiện dày đặc). Đây cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng. Điều trị chứng thoát vị thể thao có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả.
Cách điều trị khi đá bóng bị đau háng
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho phế quản? Tìm hiểu bệnh lý liên quan đến phế quản
Tập các bài tập vật lý trị liệu, bài tập dành cho khớp háng
Khi bị đau háng do đá bóng ta nên có những cách can thiệp và chữa trị một cách kịp thời, không nên để lâu gây thêm những vấn đề nghiêm trọng khác. Dưới đây sẽ là một vài cách mà Kenshin mách bạn để kịp thời “đối phó” với những cơn đau:
- Uốn cong, xoay hông: Các bài tập uốn cong hông, xoay hông sẽ giúp hông và háng giảm đau, làm căng giãn cơ đùi, máu huyết lưu thông dễ dàng, giảm các chứng đau khớp háng khi chơi thể thao, tăng độ dẻo dai cho các bộ phận này.
- Dừng việc tập luyện, vận động: Vận động, tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe nhưng khi gặp bất cứ vấn đề gì về xương, khớp chúng ta nên dừng ngay lại việc tập luyện để tránh gây thêm các vấn đề nghiêm trọng.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh luôn là cách đối phó với các vấn đề về xương, khớp vô cùng hiệu quả mà lại đơn giản. Duy trì chườm lạnh 3 lần/ngày và trong vòng 3 ngày sau khi bị chấn thương, chườm từ 10 – 15 phút.
- Tìm gặp bác sĩ: Để chắc chắn bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để biết về thể trạng của mình. Nếu có bất cứ vấn đề gì, gặp bác sĩ để có thể can thiệp và điều trị một cách kịp thời.
Cách phòng tránh các cơn đau khớp háng khi đá bóng
>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật soi bóng đồng tử trong khám mắt
Phòng tránh các cơn đau khớp háng bằng nhiều cách khác nhau
Phòng vẫn hơn chữa bệnh. Khi vận động, chơi thể thao bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để không gặp phải các vấn đề về xương, khớp.
- Luôn khởi động, giãn gân cốt đúng cách trước khi tập luyện.
- Có mức độ tập hợp lý, không tập quá sức.
- Có giày tập thể thao phù hợp, chất lượng.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luôn bổ sung nước, chất điện giải khi chơi thể thao, vận động.
- Không thay đổi chuyển động đột ngột hoặc chuyển động quá nhanh.
- Mức độ vận động tăng dần, từ ít lên nhiều, từ nhẹ đến nặng, chậm đến nhanh.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc cần làm gì khi đá bóng bị đau háng. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để rèn luyện sức khỏe thật tốt.
Phương Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể