Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?

Nôn có thể gây cho trẻ tình trạng mất nước vì vậy cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu mất nước để bù nước cho trẻ bị nôn kịp thời.

Bạn đang đọc: Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?

Nôn trớ là triệu chứng mà nhiều trẻ em thường gặp hầu hết là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính cha mẹ cần phải lưu ý. Nôn có thể là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa, hô hấp hoặc bệnh lý toàn thân. Khi trẻ bị nôn nhiều, cha mẹ thấy con có dấu hiệu mất nước phải tìm cách bù nước cho trẻ ngay. Nhẹ thì có thể cho trẻ uống nước, nếu có dấu hiệu nặng phải đưa trẻ đi khám ngay. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mất nước và có phương pháp bù nước cho trẻ bị nôn để hạn chế tình trạng mất nước nhiều gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ hay nôn trớ là như thế nào, nguyên nhân là gì?

Trẻ hay nôn trớ là như thế nào?

Nôn trớ là tình trạng thức ăn ở dạ dày bị cơ bụng và cơ hoành co bóp làm đẩy lên thực quản trào lên miệng và nôn ra ngoài. Khi trẻ nôn trớ sẽ rất hay quấy khóc. Bởi vì khi nôn sẽ làm trẻ mệt mỏi và đau bụng chán ăn. Chính vì nguyên nhân này khiến trẻ có thể sụt cân, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa bị tổn thương dẫn tới hấp thụ dinh dưỡng kém và gây ra tâm lý chán ăn.

Nguyên nhân khiến trẻ hay nôn trớ

Khi trẻ bị nôn trớ có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu là trẻ sơ sinh thì do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên những tháng đầu đời trẻ hay bị tình trạng này. Khi trẻ lớn lên hệ tiêu hóa hoàn thiện, tình trạng nôn trớ sẽ dần biến mất.

Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?1 Trẻ bị nôn có thể do nguyên nhân bệnh lý

Nôn trớ ở trẻ còn có thể do một số nguyên nhân khác gây nên. Nếu trẻ bú quá no hoặc ăn quá nhiều cũng như khi bú nuốt vào nhiều khí hoặc ngộ độc thức ăn, dị ứng với sữa bò hoặc sau khi ăn trẻ nằm ngay.

Nguyên nhân có thể do bệnh lý như nhiễm khuẩn cấp tính viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy… Hoặc trẻ có thể mắc phải một số bệnh như tắc ruột, trào ngược dạ dày, lồng ruột… Trẻ bị suy dinh dưỡng, táo bón, còi xương cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nôn trớ.

Trẻ có thể bị nôn trớ nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện khi trẻ mới sinh ra hoặc khi trẻ bú mẹ hay bú sữa công thức. Trẻ thường bị nôn ngay sau khi ăn nhưng nếu nôn trớ ít trẻ sẽ không bị sụt cân.

Nguyên nhân có thể do bị dị tật bẩm sinh hẹp phì đại môn vị thường xuất hiện ở trẻ 2 tuổi biểu hiện trẻ nôn ói liên tục. Vì trẻ nôn ói liên tục nên mệt mỏi chán ăn suy dinh dưỡng, sụt cân. Có một nguyên nhân khác là do dị tật hẹp thực quản ở eo thực quản.

Theo dõi dấu hiệu mất nước ở trẻ nôn trớ

Khi trẻ bị nôn có nhiều nguyên nhân nhưng nhiều khả năng là do bệnh lý. Vì vậy cha mẹ nên theo dõi dấu hiệu mất nước ở trẻ để kịp thời bù nước cho trẻ bị nôn tránh để trẻ mất nước dẫn tới kiệt sức.

Khi trẻ mất nước ở tình trạng nhẹ sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như trẻ khát nước, môi hơi khô. Khi cha mẹ nhận thấy dấu hiệu này nên cho trẻ uống nước bình thường hoặc nước cháo loãng cũng như nước trái cây. Đối với tình trạng này chưa cần phải đi khám ngay nhưng phải theo dõi diễn tiến để phát hiện nếu xảy ra nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu và thai nhi khi mang thai tuần đầu: Dấu hiệu và sự phát triển

Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?2 Khi trẻ nôn cha mẹ nên theo dõi dấu hiệu mất nước để kịp thời bù nước cho trẻ

Nếu khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mất nước nặng hơn như giảm đi tiểu không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong vòng 4 – 6 giờ. Kể cả việc khóc không có nước mắt đó cũng là dấu hiệu mất nước. Môi khô nhiều và mắt trũng, bàn tay bàn chân lạnh và trẻ lừ đừ đó là dấu hiệu mất nước chuyển nặng.

Trên đây là những dấu hiệu chuyển nặng cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay.

Bù nước cho trẻ bị nôn bằng đường uống

Khi trẻ bị nôn có dấu hiệu mất nước cần phải được bổ sung nước hoặc bù dịch cho trẻ tùy theo mức độ nặng hay nhẹ.

Dung dịch oresol có thể bù nước và chất điện giải một cách hiệu quả. Có thể bù những chất như natri, kali và clorua đã bị mất khi bị nôn hoặc tiêu chảy. Oresol không điều trị nôn ói nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước do nôn ói.

Đối với trẻ nhỏ khuyến cáo cha mẹ không nên tự pha chế nước oresol ở nhà vì cần phải có công thức đo lường phải chính xác. Một số loại nước gạo, nước trái cây hay nước có chất điện giải có nhiều đường cũng không được khuyến cáo cho trẻ em mất nước vì vậy cha mẹ nên lưu ý.

Đối với trẻ bị mất nước cha mẹ có thể bù nước cho con tại nhà bằng cách uống oresol. Lưu ý nên cho trẻ uống chậm, từng ngụm nhỏ và uống hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (tương đương 50ml cho mỗi cân nặng, nếu trẻ 10kg cần 500ml. Sau khi uống hết một lượng nước này có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường.

Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?3

>>>>>Xem thêm: Có nên mua máy đo đường huyết 3 trong 1?

Bù nước cho trẻ bị nôn như thế nào cho đúng?

Nếu như trẻ không chịu uống hoặc ói sau khi uống thì nên ngưng uống oresol. Lúc này cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng mất nước ở trẻ để phát hiện tình trạng mất nước nặng hơn.

Nếu như trẻ tiếp tục nôn ói thì có thể bù nước bằng cách uống oresol sau khi nôn ói. Tuy nhiên phải đợi 30 – 60 phút mới cho trẻ uống.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị nôn

Việc chăm sóc cho trẻ bị nôn trớ và bù nước cho trẻ bị nôn là hết sức quan trọng. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại thắc mắc không biết cho trẻ ăn gì để bù lại phần thức ăn đã mất mà không bị nôn. Điều đầu tiên là các mẹ nên cho trẻ bổ sung lượng nước đã mất khi nôn. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch bù nước điện giải oresol.

Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ bù nước, chất điện giải với một lượng nhỏ trong khoảng thời gian 30 – 60 phút lặp lại. Nếu trẻ còn nôn thì uống 50ml nước pha với oresol sau nửa tiếng uống lại 50ml nước là lặp lại. Khi trẻ không còn nôn nữa thì có thể cho trẻ bú trở lại hoặc uống sữa bằng ly với lượng tăng dần từ 80 – 100ml cứ 3 đến 4 giờ/lần.

Nếu sau 12 giờ trở nên trẻ không còn nôn nữa thì có thể cho trẻ ăn uống trở lại. Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ và giảm lượng ăn trong mỗi bữa. Nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm hoặc trẻ đã lớn hơn cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa chua. Sau khi ăn nên cho trẻ ợ hơi và không cho trẻ nằm ngay. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ bổ sung thêm nước.

Đối với những trẻ hay nôn trớ, cha mẹ cần bổ sung thêm nước, sữa và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nôn trớ ở trẻ em rất nhiều trẻ mắc phải, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan cần chăm sóc con cẩn thận, theo dõi chặt chẽ để nếu có tăng nặng cần có hướng xử trí kịp thời. Nếu tình trạng kéo dài hoặc tăng nặng nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh xảy ra những biến chứng.

Việc bù nước cho trẻ bị nôn không phải là quá khó, việc này đòi hỏi cha mẹ phải có sự quan tâm và theo dõi sát sao về tình hình sức khỏe của trẻ. Khi bắt đầu có dấu hiệu thiếu nước, cha mẹ nên có biện pháp bù nước phù hợp sẽ giúp trẻ tránh khỏi tình trạng mất nước nặng thêm. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho cha mẹ có được cái nhìn toàn diện về việc mất nước và bù nước cho trẻ.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *