Khi trẻ bị sốt khiến cha mẹ rất lo lắng tìm đủ mọi cách hạ sốt và bù nước cho con. Oresol là thuốc để sử dụng cho trẻ đang trong tình trạng sốt, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều có thể dùng được. Vậy bù nước cho trẻ bị sốt như thế nào?
Bạn đang đọc: Bù nước cho trẻ bị sốt như thế nào cho đúng?
Có nhiều phụ huynh cứ thấy con sốt là cho trẻ uống oresol không cần biết sốt vì lý do gì. Việc bù nước cho trẻ bị sốt như vậy không đúng. Bởi vì khi trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân. Thông thường sốt cao sẽ làm trẻ mất nước, nhưng cũng phải ở mức độ nào bác sĩ mới chỉ định dùng oresol. Để có thêm thông tin bổ ích cho việc chăm sóc con và cách sử dụng oresol hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tổng quan về sốt
Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng sốt rất thường gặp. Trẻ nhỏ có nhiệt độ trung bình từ 36,5 – 37,5 độ C. Khi trẻ sốt nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trên 38 độ C. Khi trẻ bị sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên khi cơ thể nhiễm vi khuẩn virus.
Bù nước cho trẻ bị sốt như thế nào cho đúng?
Khi trẻ bị sốt sẽ có những biểu hiện như cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, cáu kỉnh hay khóc, trông nhợt nhạt có thể đau đầu hoặc toàn thân đau nhức… Có thể khi sốt là dấu hiệu của một nhiễm trùng nào đó. Một số trường hợp như dưới đây thì nên đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Nếu đó là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc bé buồn ngủ bất tường hoặc thức dậy một cách khó khăn, da dẻ xanh tái, bàn tay bàn chân lạnh. Sức khỏe của trẻ yếu hơn bình thường, khóc nhiều và tiếng kêu the thé cùng những triệu chứng như khó thở hoặc thở dồn dập. Bé ói mửa và có thể xuất hiện những nốt ban…
Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em
Sốt là tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ em và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị sốt.
Khi trẻ bị sốt nguyên nhân có thể là do một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm cúm, cảm lạnh…
Sốt cũng có thể do tình trạng nghiêm trọng hơn như bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng thận hay bàng quang…
Nếu trẻ bị nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi… cũng là những nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Khi trẻ tiêm phòng vacxin cũng có thể gây sốt ở trẻ.
Cách chẩn đoán và điều trị sốt ở trẻ
Việc chẩn đoán sốt không hề khó chỉ cần dựa vào nhiệt độ cơ thể là có thể chẩn đoán được. Thông thường cha mẹ hay sờ lên trán trẻ thấy nóng thì đó là sốt, tuy nhiên để biết chính xác trẻ có sốt hay không thì phải dùng nhiệt kế để đo độ. Nên dùng nhiệt kế điện tử thay vì dùng nhiệt kế thủy ngân vì nếu thủy ngân vỡ ra sẽ rất độc hại cho cơ thể. Cách đo nhiệt độ chính xác và nhanh là đặt dưới lưỡi 2 – 3 phút hoặc kẹp và nách trẻ để xác định nhiệt độ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm gân: Chỉ định thực hiện, ưu điểm, quy trình tiến hành
Sốt là tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ em và trẻ nhỏ.Cha mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của con một cách cẩn thận kỹ càng để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng sốt ở trẻ.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là kiểm soát nhiệt độ cơ thể trẻ. Hãy mặc mát cho trẻ và có thể tắm bằng nước ấm. Hãy kiểm soát nhiệt độ cơ thể giảm dưới 38,9 độ C.
Có thể dùng một số loại thuốc hạ sốt cho bé theo chỉ định của bác sĩ như: ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em). Để các cơn sốt không quay lại nên sử dụng ít nhất 24 giờ.
Khi trẻ sốt cao thường dẫn tới tình trạng mất nước ở phổi và da vì vậy nên ngăn ngừa tình trạng mất nước. Đồng thời bù nước cho trẻ bị sốt và khuyến khích trẻ uống nước lọc hay chế biến món ăn như súp gà để giữ nước cho trẻ. Hãy cho trẻ uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể cho trẻ xuống dưới 39 độ C. Nếu cả hai biện pháp đã thực hiện mà trẻ vẫn sốt cao có thể đó là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh nào đó.
Oresol có sử dụng cho trẻ bị sốt được không?
Oresol được chỉ định sử dụng để bù nước cho trẻ bị sốt, tiêu chảy cấp, thời tiết nắng nóng, mất nước, đổ mồ hôi…
Khi trẻ bị sốt nhẹ và sốt vừa không được dùng Oresol chỉ nên sử dụng trong trường hợp sốt cao khi thân nhiệt trên 39 độ C, sốt xuất huyết cấp độ I, II, III. Oresol có vị hơi mặn mặn lợ lợ, ngang ngang khi trẻ bị sốt uống vào có thể gây nôn, vì vậy có thể làm cho tình trạng mất nước nặng hơn. Vì vậy cha mẹ nên chú ý khi cho trẻ sốt cao uống được và không nên ép trẻ uống làm trẻ sợ và nôn.
Cách dùng oresol cho trẻ bị sốt chuẩn theo chuyên gia y tế
Pha dung dịch oresol
Để pha dung dịch oresol đúng liều lượng cần xem kỹ hướng dẫn pha của từng chế phẩm. Trên thị trường có hai loại oresol phổ biến là oresol dạng bột, oresol dạng sủi. Cách sử dụng của các loại này khá đơn giản, dễ làm chỉ cần pha đúng liều lượng theo hướng dẫn.
Oresol dạng bột chỉ cần hòa tan với nước theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì là có thể dùng được. Một gói bột thường pha với 200ml nước và sử dụng trong vòng 3 – 4 giờ. Nếu tình trạng mất nước tăng natri máu có thể sử dụng trong 12 giờ. Không được sử dụng dung dịch khi đã pha để quá 24 giờ. Dung dịch này có thể uống được trong bất cứ thời gian nào kể cả trước, trong và sau bữa ăn.
Oresol dạng sủi chỉ cần lấy lượng nước theo hướng dẫn thả viên sủi vào chờ tan hết là có thể sử dụng được. Nên khuấy nhẹ trước khi uống để sản phẩm tan hết. Lưu ý chỉ pha bằng nước đun sôi để nguội chứ không được pha bằng nước sôi.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết nhanh những dấu hiệu của bệnh hắc lào ở trẻ em
Khi sử dụng oresol để bù nước cho trẻ cần lưu ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn.Liều dùng oresol cho trẻ em bị sốt
Bù nước cho trẻ bị sốt thường được chỉ định ngày sử dụng 2 – 3 lần, tốt nhất là nên uống từng muỗng uống liên tục cho tới khi hết.
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50ml/lần.
- Trẻ 2 – 6 tuổi: 100ml/lần.
- Trẻ 6 – 12 tuổi: 150ml/lần.
- Trẻ trên 12 tuổi có thể uống từng ngụm, cứ khoảng 10ml/kg trọng lượng cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng oresol cho trẻ bị sốt
Khi sử dụng oresol để bù nước cho trẻ cần lưu ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn. Nếu pha quá đặc thì sẽ gây tăng nồng độ natri và muối trong máu rất nguy hiểm. Có thể gây tổn thương não, hôn mê, co giật… Nếu pha loãng nồng độ thuốc không đảm bảo tác dụng.
Chỉ bù nước khi trẻ em bị mất nước và điện giải. Oresol là thuốc chứ không phải thực phẩm chức năng vì vậy khi sử dụng phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định.
Nhiều người thấy trẻ khó uống lại pha thêm đường, nước trái cây, sữa vào oresol, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vì đường hay chất khác khi pha vào oresol làm mất cân bằng tỷ lệ các chất điện giải của thuốc, gia tăng tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
Một điều nữa cha mẹ nên lưu ý tránh ép trẻ uống, nếu trẻ không muốn đặc biệt là khi trẻ đang nôn. Bởi vì oresol khó uống lại càng làm trẻ dễ nôn hơn.
Khi đã pha oresol không nên sử dụng quá 24 giờ sau khi pha vì lúc đó thuốc có thể bị nhiễm khuẩn cho trẻ uống có thể gây hại.
Việc bù nước cho trẻ bị sốt là cần thiết, tuy nhiên khi trẻ sốt vừa hoặc sốt nhẹ không cần phải bù nước bằng oresol. Chỉ khi nào trẻ sốt cao mới phải bù nước bằng oresol đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định. Thông tin trong bài viết phần nào đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể