Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh là biểu hiện thường gặp ở một số bệnh nhân. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Tại sao viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh?
Một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của người phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này dưới bài viết sau đây của Kenshin nhé.
Contents
Tại sao viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp do tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Biểu hiện của bệnh cũng tương tự những bệnh phụ khoa khác là xuất hiện huyết trắng nhiều, bất thường, có mùi hôi khó chịu gây cảm giác ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây chậm kinh khi viêm lộ tuyến cổ tử cung
Khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, kinh nguyệt vẫn đến đúng lịch và không có bất thường gì. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn viêm nhiễm sẽ lan rộng tới bộ phận sinh dục khác như vòi trứng, buồng trứng, vùng hậu và các cơ quan lân cận. Khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phụ khoa khác phát triển và ảnh hưởng tới kinh nguyệt dẫn tới chậm kinh. Một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng trễ kinh thường gặp như cường giáp, suy buồng trứng, u xơ tử cung…
Cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh
Tìm hiểu thêm: Nhang trầm hương có tác dụng gì? Các loại nhang trầm hương
Có thể điều trị bệnh theo 2 loại viêm cấp tính và mãn tínhĐể điều trị hiệu quả bệnh được chia làm 2 loại là viêm cấp tính và mãn tính. Cụ thể cách điều trị như sau:
Viêm cổ tử cung cấp tính
Với loại bệnh này, cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, mục đích điều trị toàn thân, chữa khỏi triệt để nhằm ngăn chặn nguy cơ phát triển thành loại bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng khi bị viêm do lậu cần là ceftriaxone (ceftriaxone sodium), cần điều trị đồng thời bằng doxycycline.
Viêm cổ tử cung mãn tính
Viêm cổ tử cung mãn tính được điều trị chủ yếu tại chỗ là sử dụng các phương pháp điều trị kết hợp khác cho các tổn thương khác nhau. Các phương pháp được điều trị phổ biến là vật lý chất liệu, điều trị bằng thuốc.
Phương pháp vật lý trị liệu gồm nhiệt trị liệu, áp lạnh, laser, liệu pháp vi sóng và bức xạ hồng ngoại. Cụ thể:
- Nhiệt trị liệu: Tiến hành gây mê và dùng nhiệt nóng từ dòng điện cao tần gây phá hủy mô niêm mạc viêm cổ tử cung và hạn chế nhiễm trùng.
- Áp lạnh: Sử dụng nguồn nitơ bay hơi ở nhiệt độ cực thấp dưới 50 độ C để tiếp cận tới vùng viêm, đông cứng hoạt tử, rơi ra khỏi mô bị viêm đồng thời vết thương có thể được phục hồi nhằm mục đích chữa khỏi bệnh.
- Laser: Điều trị bằng laser CO2 làm vỡ mô bị viêm, sau khi lớp bong ra, vết thương được bao phủ với biểu mô mới.
- Liệu pháp vi sóng: Điện cực vi sóng chạm vào mô bệnh tạo một dải nhiệt nhỏ trong tích tắc để đạt mục đích đông máu.
- Bức xạ hồng ngoại: Dùng làm đông máu, hoại tử và rơi ra khỏi các mô cục bộ tạo thành các vết loét nông không viêm.
Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc tím 1: 5000 rửa âm đạo trước khi dùng thuốc. Bôi thuốc tại chỗ với các dung dịch sau:
- Bạc nitrat: Sau khi âm đạo được rửa sạch, nhúng tăm bông vào 10 – 20% bạc nitrat rồi bôi lên vùng kín. Thực hiện đều đặn 1 lần/tuần, 2 – 4 lần mỗi đợt điều trị.
- Diressulin (liệu pháp Aibo): Sau khi rửa sạch âm đạo, nhỏ 1 viên vào sâu bên trong, bôi thuốc 12 lần cho một đợt điều trị và kiểm tra lại sau khi hành kinh.
Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này thực hiện khá đơn giản bằng cách thay đổi thói quen vệ sinh, chế độ dinh dưỡng và luyện tập nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
Phòng ngừa mắc bệnh viêm cổ tử cung ở nữ giới
>>>>>Xem thêm: Giải đáp Adaphil và Cetaphil khác nhau như thế nào?
Thường xuyên luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý để chống chọi lại với bệnhViêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh trong và sau khi điều trị cần phải có biện pháp phòng ngừa kịp thời nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Chị em cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nên chọn loại có chứa nano bạc và độ pH từ 4 đến 6 thêm chè xanh, tinh dầu bạc hà… giúp ngăn ngừa kháng khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả.
Rửa vùng kín nhiều hơn vào những ngày có kinh, trước và sau khi quan hệ để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện chế độ vệ sinh lành mạnh, bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước và vitamin C. Thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục vết thương. Hãy khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh này.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể