Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền?

Trong một số trường hợp, người bị viêm tai giữa sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật nhằm tránh các biến chứng không mong muốn. Lúc này, chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền và sau bao lâu thì khỏi hoàn toàn chính là những vấn đề được gia đình người bệnh đặc biệt quan tâm.

Bạn đang đọc: Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền?

Tai là một trong những bộ phận rất quan trọng đảm nhiệm vai trò tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Chính vì thế, những bệnh lý ở tai nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe của cơ thể, điển hình là bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Người lớn, người cao tuổi cũng có thể là đối tượng mắc bệnh nếu không chăm sóc tai đúng cách hoặc chủ quan, lơ là trước các dấu hiệu ở giai đoạn sớm. Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện các triệu chứng cấp tính như sốt, đau tai… nhưng cũng có thể âm ỉ không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trở thành viêm tai giữa mạn tính và gây nên nhiều biến chứng nặng như chảy mủ tai, suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm…

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền? Phẫu thuật viêm tai giữa chảy mủ cấp tính

Đa phần các trường hợp viêm tai giữa đều có thể khỏi bệnh nhờ điều trị nội khoa mà không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa nhằm tránh biến chứng và điều trị dứt điểm viêm tai giữa.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp can thiệp ngoại khoa này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiệu quả điều trị và chi phí phẫu thuật viêm tai giữa trong bài viết này nhé.

Đối tượng chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất dễ tái phát do người bệnh thường chủ quan, các dấu hiệu không rõ ràng nên khó phát hiện bệnh từ sớm, dẫn đến bệnh vào giai đoạn muộn, tiến triển nặng và khó điều trị. Bên cạnh đó, nhiều người khi thấy bệnh tái lại đã tự ý mua thuốc uống, nhỏ tai không đúng cách, không tuân theo chỉ định của bác sĩ gây ra nhiều biến chứng. Lúc này, người bệnh không chỉ tốn chi phí phẫu thuật viêm tai giữa mà còn tốn thời gian điều trị. Trong đó, có 4 trường hợp viêm tai giữa cần can thiệp phẫu thuật gồm:

  • Viêm tai giữa kèm theo thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai giữa, dễ khiến mất thính lực, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và phát triển ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển.
  • Viêm tai giữa chảy mủ cấp tính nhưng không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc trong thời gian dài.
  • Viêm tai giữa có cholesteatoma, đây là một dạng biểu mô do viêm tai giữa mạn tính gây ra. Các khối cholesteatoma lớn dần theo thời gian, chèn ép gây ảnh hưởng đến xương tai, có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
  • Viêm tai giữa biến chứng thành viêm xương chũm mạn tính.

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp người bệnh cần can thiệp ngoại khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và tư vấn cho người bệnh về những vấn đề có thể gặp phải trước và sau khi phẫu thuật.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa với mục đích chính là giảm triệu chứng, cải thiện sức nghe và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh. Thông thường có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến theo mức độ bệnh gồm phẫu thuật vá màng nhĩ, phẫu thuật vá màng nhĩ kết hợp chỉnh xương con, phẫu thuật xương chũm.

Y học hiện đại cùng với sự đầu tư về hệ thống máy móc, trang thiết bị cùng chuyên môn bài bản, hầu hết các bệnh viện lớn đều có thể thực hiện các ca phẫu thuật viêm tai giữa với tỉ lệ thành công cao.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị nấm ống tai ngoài và những cách phòng tránh bệnh

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền? 1 Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như mức độ viêm tai, phương pháp phẫu thuật, cơ sở vật chất nơi thực hiện phẫu thuật, đội ngũ bác sĩ và giảm trừ bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh (nếu có). Vì vậy, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh nên tham khảo trước về chi phí dự kiến để lựa chọn bệnh viện phù hợp với điều kiện kinh tế.

Theo thông tin tổng hợp từ một số bệnh viện công trong cả nước, chi phí mổ viêm tai giữa dao động từ 3 triệu đến 7 triệu đồng đặt ống thông khí. Đối với mổ nội soi cắt bỏ phần viêm, chi phí này có thể cao hơn lên tới khoảng 15 triệu. việc bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa ở một bên tai hay là cả hai bên tai. Người bệnh lưu ý, chi phí này chưa bao gồm các khoản khám trước phẫu thuật, lưu viện hậu phẫu, ăn uống… Tại các bệnh viện tư, chi phí này có thể cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, chi phí cũng sẽ giảm nhẹ hơn nếu người bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm sức khỏe khác.

Cần nằm viện bao lâu sau phẫu thuật viêm tai giữa

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ thấy đau và có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn, dù tỉ lệ không cao. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh lưu viện để theo dõi sức khỏe. Tùy thuộc vào từng phương pháp phẫu thuật mà thời gian nằm viện sẽ khác nhau. Đối với nội soi viêm tai giữa nhẹ người bệnh có thể xuất viện sau 1 ngày, trường hợp nặng hơn cần nằm viện thay băng và theo dõi y tế trong 5 – 7 ngày. Sau khi phẫu thuật, vết mổ và tai sẽ hồi phục trong 2 – 3 tuần.

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền? 4

>>>>>Xem thêm: 8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc mẹ nên biết

Sau phẫu thuật người bệnh cần theo dõi tại bệnh viện trong 1 – 7 ngày

Xuất viện về nhà, người bệnh vẫn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, chăm sóc, vệ sinh tai đúng cách, uống thuốc theo đơn để quá trình hồi phục nhanh, tránh biến chứng. Trong thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật, người bệnh cần đảm bảo tai luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc tái khám để kịp thời xử lý.

Trên đây là một vài thông tin tham khảo về mổ viêm tai giữa, nếu người bệnh cần biết chính xác chi phí phẫu thuật viêm tai giữa bao nhiêu tiền thì hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

An An
Nguồn Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *