Để điều trị viêm da cơ địa cần phải thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau trong một khoảng thời gian dài. Ngay cả khi điều trị thành công, viêm da cơ địa vẫn có thể tái phát trở lại. Vậy đâu mới là phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất?
Bạn đang đọc: Làm sao để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả?
Viêm da cơ địa là một bệnh lý viêm da mãn tính, thường xảy ra cùng với các bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng khi bị sẽ gặp nhiều bất tiện trong những sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây, Kenshin sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về bệnh viêm da cơ địa, đặc biệt là cách điều trị hiệu quả.
Contents
Triệu chứng của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một căn bệnh không quá khó để nhận biết. Bởi vì nó được đặc trưng bởi những triệu chứng nhất định, gồm:
Khi viêm da cơ địa mới khởi phát, trên da sẽ xuất hiện những vết chàm, vết đỏ
- Ngứa: Ngứa là một dấu hiệu điển hình nhất và xuất hiện sớm của bệnh viêm da cơ địa. Người bệnh có thể bị ngứa tại một vùng da hoặc cũng có thể bị tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Cơn ngứa thường tăng lên khi về đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh hay hanh khô. Tình trạng này khiến ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nhất là trẻ em bị bệnh thường quấy khóc, ngủ không ngon. Không chỉ vậy, ngứa và gãi nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm da bội nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Tổn thương da: Khi bệnh mới khởi phát, trên da sẽ xuất hiện những vết chàm, vết đỏ. Đây cũng là xuất phát điểm của triệu chứng ngứa. Càng ngứa, càng gãi, sẽ làm cho các vết tổn thương da càng dày lên và lan rộng.
- Da phù nề, đóng vảy: Khi người bệnh gãi quá nhiều sẽ gây cho da những tổn thương. Từ đó da có biểu hiện phù nề, chảy dịch, đau rát khó chịu, đóng vảy.
- Tổn thương da lan rộng: Nếu người bệnh gãi quá nhiều không những gây đau rát mà còn tạo điều kiện cho bệnh lan rộng một cách nhanh chóng. Các chất dịch chảy ra từ vị trí tổn thương do gãi sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây viêm nhiễm kế phát và lan rộng hơn.
- Tổn thương da tái phát: Viêm da cơ địa sẽ được khỏi sau một thời gian ngắn điều trị tích cực. Tuy nhiên, không lâu sau đó, bệnh có thể sẽ lại “ghé thăm” và đâu lại vào đó. Bệnh có thể là tự tái phát hoặc do trở trời, thời tiết, khói bụi,…
Điều trị viêm da cơ địa
Dưới đây là các cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Điều trị tại nhà
Trước khi khám hoặc uống thuốc điều trị, có một số cách chữa viêm da cơ địa tại nhà giúp làm thuyên giảm các triệu chứng như sau:
Tìm hiểu thêm: Rong kinh khám ở đâu? Địa chỉ khám và điều trị rong kinh hiệu quả
Khi người bệnh gãi quá nhiều sẽ gây cho da những tổn thương- Tắm nước ấm: Người bệnh có thể pha thêm một ít bột baking soda hoặc yến mạch xay nhỏ vào với nước ấm. Sau đó ngâm mình trong hỗn hợp nước ấm trong 10 – 15 phút rồi lau khô cơ thể. Cuối cùng là dùng kem dưỡng ẩm cho da viêm cơ địa ngay sau đó.
- Không gãi khu vực da bị ngứa: Bệnh nhân có thể sử dụng đầu ngón tay ấn nhẹ vào khu vực bị ngứa để làm giảm cảm giác khó chịu nhưng tuyệt đối không được gãi.
- Sử dụng băng cá nhân: Băng cá nhân sẽ giúp bảo vệ khu vực da bị ngứa và hạn chế việc gãi làm tổn thương da.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Các loại xà phòng không mùi và không chất tẩy sẽ tránh gây kích ứng cho da. Sau khi sử dụng xà phòng, người bệnh nên rửa vùng da tiếp xúc với xà phòng thật sạch.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Môi trường với nhiệt độ nóng ẩm có thể khiến vùng da viêm cơ địa bị ngứa và tróc nặng thêm. Do đó, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm kết hợp với điều hòa để không khí trong nhà mát mẻ và đủ ẩm hơn.
- Mặc quần áo thoải mái: Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, cần giảm kích ứng da tối đa bằng cách tránh mặc quần áo chật và cứng. Thay vào đó, hãy chọn những trang phục có chất mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt, cũng như rộng rãi và thoáng mát.
- Tránh căng thẳng và lo lắng: Các rối loạn về mặt tâm lý như căng thẳng, lo lắng,… có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Do vậy, việc cải thiện sức khỏe tâm lý sẽ hỗ trợ giảm bớt tình trạng ngứa da hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị
Điều trị viêm da cơ địa cần phải bắt đầu sớm, tốt nhất là khi bệnh vừa mới khởi phát. Nếu việc dưỡng ẩm da thường xuyên và tự chăm sóc da tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị cho bệnh nhân.
- Kem bôi giảm ngứa và giúp da mau lành: Kem hoặc thuốc dạng mỡ có chứa hoạt chất corticosteroid giúp kháng khuẩn và giảm ngứa da hiệu quả. Hãy thoa kem theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị sau khi dưỡng ẩm. Tác dụng phụ nếu việc sử dụng quá mức các loại kem bôi này là có thể làm mỏng da. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc như Protopic và Elidel có thể được dùng điều trị viêm da cơ địa đối với trẻ trên 2 tuổi. Lưu ý, khi thoa thuốc cần tránh ánh nắng cường độ mạnh.
- Thuốc chống nhiễm trùng: Kem bôi kháng sinh được dùng khi da bị nhiễm khuẩn, da có vết thương hở hoặc bị nứt. Người bệnh cũng có thể sẽ phải uống kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng da.
- Thuốc uống: Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn, thuốc corticosteroid đường uống như prednisone sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc trên có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng lâu dài.
>>>>>Xem thêm: Review kem Yoosun rau má có thực sự trị mụn tốt như lời đồn không?
Kem bôi Candiderm Cream Glenmark có tác dụng điều trị viêm da cơ địa hiệu quảĐể điều trị viêm da cơ địa bạn có thể tham khảo sản phẩm kem bôi Candiderm Cream Glenmark. Đây là sản phẩm của Glenmark Pharmaceuticals Ltd có thành phần chính là clotrimazole, anhydrous beclomethasone dipropionate và gentamycin sulphate. Sản phẩm này có tác dụng điều trị nhiễm trùng da hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm kem bôi Candiderm Cream Glenmark đang được phân phối độc quyền tại hệ thống Kenshin trên toàn quốc.
Viêm da cơ địa có thể điều trị khỏi nếu được điều trị sớm và phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi những thói quen tiêu cực để da luôn được khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin về viêm da cơ địa được tổng hợp trong bài viết hữu ích đối với bạn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể