Các dấu hiệu bệnh ở tai thường khó nhận biết hơn so với những bộ phận khác. Nhất là với các bé sơ sinh chưa biết cách biểu hiện sự khó chịu đối với bố mẹ. Trong số các dấu hiệu thì ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Vậy đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này?
Bạn đang đọc: Ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu của bệnh gì?
Ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân ngây ra, đây có thể là do khâu vệ sinh tai cho bé chưa được làm đúng cách hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tai. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Ráy tai là gì?
Ráy tai còn có tên gọi là earwax hay cerumen. Đây là chất sáp màu vàng ở bên trong tai. Theo khuyến cáo từ Viện American Academy of Otolaryngology (AAO) thì tự ráy tai có chức năng của nó, vì vậy nếu không cần thiết thì đừng đụng tới.
Ráy tai là một cơ chế của cơ thể có tác dụng tính chất bảo vệ, làm trơn và kháng khuẩn trong tai. Các hạch nhỏ trong ống tai ngoài luôn luôn bơm ra một chất lỏng hơi nhầy chất này quyện với các cụm lông tai và da bị chết để tạo thành ráy tai.
Ráy tai sẽ bị đẩy bị đẩy từ từ ra khỏi ống tai bởi chuyển động nhai của hàm răng. Nhờ có động tác này mà ráy tai được đưa ra ống tai ngoài. Tại đây nhờ có tác nhân không khí ráy tai sẽ khô và tự rơi ra ngoài. Có 2 loại ráy tai là ráy khô và ráy ướt, điều này phụ thuộc vào cơ địa, chủng tộc hay chế độ sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, dù khô hay ướt ráy tai cũng có vai trò bảo vệ cho cơ thể.
Nguyên nhân tai bé có mùi hôi
Do tai của bé sơ sinh quá nhỏ nên rất khó để bố mẹ nhìn sâu vào bên trong tai. Nên để kiểm tra được bố mẹ chỉ có thể xem tai bé có mùi bất thường gì hay không, ví dụ như mùi hôi. Những nguyên nhân khiến tai bé có mùi hôi bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh
- Vệ sinh tai bé chưa đúng cách hoặc không thường xuyên
Trẻ sơ sinh ráy tai ướt có mùi hôi có thể do vệ sinh sai cách hay không vệ sinh thường xuyên sẽ có thể khiến ráy tai tích tụ lại gây ra mùi hôi. Việc vệ sinh tai cho bé đúng cách sẽ làm giữ cho tai bé luôn được sạch sẽ, tránh được các nguy cơ nhiễm bệnh gây viêm.
- Tai bé bị viêm hoặc nhiễm trùng
Viêm tai giữa khiến tai trẻ có mùi hôi thường xuất hiện sau đợt cảm lạnh, hay nhiễm trùng xoang. Lúc này, chất lỏng bị giữ lại phía sau màng nhĩ, các bộ phận của tai sưng lên và nhiễm trùng gây viêm và xuất hiện mùi hôi.
- Do tai bé bị nước vào trong lúc tắm
Nếu không may có nước rơi vào tai bé trong lúc tắm mà không được làm khô ngay thì cũng có thể khiến tai bé có mùi hôi. Tuy vậy, trường hợp này không quá đáng lo ngại so với những nguyên nhân trên. Ngoài ra, ráy tai cũng có thể có mùi hôi nếu có dị vật mắc trong tai bé.
Đối với các bé từ 6 tháng trở xuống bố mẹ nếu nghi ngờ tai bé có vấn đề nên đưa bé đi khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị nhiễm trùng tai hay không. Thông thường nếu bị nhiễm trùng tai, viêm tai thì ngoài mùi hôi sẽ đi kèm những dấu hiệu như:
- Bé sốt cao trên 38 độ.
- Bé quấy khóc do sưng đau ở tai.
- Có dịch tiết chảy ra từ bên trong tai, dịch tiết có màu vàng sậm, màu xanh hoặc thậm chí có máu.
Tùy thuộc vào tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ bé sẽ sớm khỏi bệnh.
Bố mẹ cần đưa bé đi khám khi tai bé có mùi hôi kèm một trong các dấu hiệu trên
Chăm sóc bé khi tai có mùi hôi như thế nào?
Nếu bé đã được kết luận là tình trạng tai bị hôi do viêm thì mẹ nên cần chú ý một số điều sau để bé sớm bình phục:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nâng liều của kháng sinh hay chống viêm vì nôn nóng muốn bé nhanh khỏi.
- Chườm ấm cho bé để giúp bé giảm cảm giác đau.
- Cho bé bú đủ để bảo đảm bé không bị mất nước.
Tránh tuyệt đối một số cách chữa mẹo như nhỏ oxy già, dùng sáp mật ong hay rắc kháng sinh vào tai bé. Tất cả những cách làm này đều không mang lại hiệu quả tốt, thậm chí còn gây nguy hiểm cho chức năng tai và tính mạng.
Phòng ngừa tình trạng ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, chính vì thế, để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm cho bé là rất quan trọng. Các cha mẹ hãy phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé. So sánh với sữa công thức, sữa mẹ có chứa kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé. Chính vì vậy hãy ưu tiên sữa mẹ thay vì sữa công thức, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời của bé.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc từ cây lược vàng chữa dạ dày
Cho bé mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịchTiêm vaccine đầy đủ
Tiêm vaccine cho bé cũng là biện pháp cần thiết để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là hai loại vaccine ngừa phế cầu và vaccine DTaP/IPV/Hib (5 trong 1). Mẹ nhớ cho bé tiêm đúng lịch để vaccine phát huy tối đa hiệu quả.
Hiện nay, đã có đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho trẻ nên mẹ đừng bỏ lỡ đợt tiêm phòng nào cho bé nhé.
Vệ sinh tai cho bé đúng cách
Đây là biện pháp đơn giản nhưng cũng rất có tác dụng. Mẹ không cần thiết ngày nào cũng vệ sinh tai mà có thể làm 1 – 2 lần/ tuần. Cách vệ sinh tai phù hợp là sử dụng khăn mềm, xoắn nhẹ và đưa vào trong tai bé. Khăn mềm sẽ giúp làm sạch dịch nhầy trong tai bé đồng thời không gây tổn thương bên trong tai.
>>>>>Xem thêm: Cách dạy bé 9 tháng tuổi thông minh
Vệ sinh tai cho bé đúng cách là biện pháp đơn giản và hiệu quảGiữ vệ sinh cho bé
Bên cạnh việc giữ vệ sinh tai, mẹ cũng nên chú ý giữ vệ sinh tay, các đồ chơi để tránh bé bị nhiễm khuẩn. Vì bé thường có thói quen mút tay hay gặm các món đồ chơi. Bản thân mẹ hay người thân cũng cần rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé, hạn chế thơm bé nếu đang có bệnh.
Cho bé bú đúng tư thế
Nếu bé bú bình các mẹ nên đặt trẻ ngồi cao khi bú. Bên cạnh đó, mẹ không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ để tránh việc sữa chảy vào tai có thể gây viêm tai. Tốt nhất để trẻ nhỏ uống hết sữa rồi mới cho bé ngủ.
Ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh sẽ không gây biến chứng nguy hiểm nếu như bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu như có những dấu hiệu bất thường như Kenshin nêu trên thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay tại cơ sở y tế.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể