Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Cảm lạnh là từ dân gian hay dùng để chỉ tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh và dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều tới sức khỏe người trưởng thành nhưng nếu xảy ra ở trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm phổi,…

Bạn đang đọc: Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Thời tiết mùa đông lạnh mưa nhiều hoặc thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh cảm lạnh, vì vậy mọi người cần lưu ý một số cách chữa trị tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt ở trẻ em và hay bị nhầm lẫn với cảm cúm. Mức độ nghiêm trọng của bệnh không cao như cảm cúm nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và gây cản trở các hoạt động hằng ngày.

Nguyên nhân

Bệnh cảm lạnh xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể, trong đó phổ biến nhất là 2 chủng Rhinovirus và Enterovirus. Con đường gây bệnh chính của các loại virus này là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc tiếp xúc với các giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi vào trong không khí. Ngoài ra virus cũng có thể đi vào cơ thể khi chúng ta chạm, dùng chung đồ có chứa các virus của những người bệnh khác.

Triệu chứng

Sau khi bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh như nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu, sốt nhẹ và cảm thấy cơ thể mệt mỏi,… những triệu chứng này sẽ kéo dài trong 3 đến 7 ngày và thông thường sẽ tự khỏi.

Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên 1

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Cách điều trị cảm lạnh tại nhà

Tuy phần lớn trường hợp cảm lạnh sẽ tự khỏi sau 1 tuần nhưng trạng thái mỏi mệt, thiếu năng lượng do bị bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là 9 cách điều trị cảm lạnh tại nhà giúp đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng của căn bệnh này.

Vệ sinh mũi

Bệnh cảm lạnh làm mũi bạn luôn ở trong tình trạng tắc nghẽn, sụt sịt rất khó chịu. Khi đó ta thường có phản ứng hỉ mũi, cách vệ sinh tự nhiên này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi để nhanh khỏi bệnh hơn. Nhưng cũng cần lưu ý, bạn nên đặt một ngón tay lên một cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và xì mạnh để tống chất nhầy ra bằng lỗ mũi còn lại để làm sạch. Trước và sau khi hỉ mũi cần rửa tay cẩn thận để tránh truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại bình rửa mũi để tăng hiệu quả làm sạch.

Súc miệng bằng nước muối loãng

Đây là một phương pháp trị cảm lạnh đơn giản mà đem lại kết quả rất tốt nhờ tính sát khuẩn, sát trùng cao của muối. Súc miệng bằng nước muối giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, làm dịu nhanh những cơn đau rát họng đồng thời kháng viêm hiệu quả. Súc miệng đều đặn liên tục 2 đến 4 ngày với dung dịch nước muối ấm sẽ đẩy lùi bệnh cảm lạnh nhanh chóng.

Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên 2

Súc miệng bằng nước muối loãng có tính sát khuẩn cao

Tắm nước nóng dưới vòi sen

Tắm dưới vòi sen bằng nước nóng sẽ bổ sung hơi nước, giúp giữ ẩm, làm thông mũi nên việc hít thở sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Khi cảm lạnh tuyệt đối không được tắm nước lạnh vì sẽ khiến giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột làm bệnh trở nặng hơn.

Uống nhiều nước nóng

Uống nước nóng sẽ làm tan đờm, giảm các cơn ho và rát họng nên đem lại hiệu quả điều trị bệnh rất cao. Bạn cũng có thể cho thêm vài lát gừng, mật ong và nước cốt chanh để tăng hương vị cũng như giúp nhanh hết bệnh hơn.

Dùng tinh dầu

Tinh dầu là phương pháp được nhiều người sử dụng khi gặp cảm lạnh nhờ công dụng phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Thoa vài giọt tinh dầu vào dưới mũi sẽ giúp mũi thông thoáng hơn rất nhiều, ngoài ra bạn cũng có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương để ngăn ngừa và chữa bệnh cảm cúm trong giai đoạn thời tiết mùa đông này.

Tinh Chất Tỏi Chanh Sả Tự Nhiên TPH là sản phẩm được sản xuất từ tỏi, chanh và sả bằng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước, nhờ đó giữ được tinh chất và hương vị tự nhiên của tỏi, chanh và sả.

Sản phẩm không những có thể kháng khuẩn, kháng nấm, bổ sung vitamin giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm thông thường mà còn đem lại công dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus Corona nhờ khả năng chống virus cao.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên 3

Tinh Chất Tỏi Chanh Sả Tự Nhiên TPH

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh đặt lên vùng xoang tắc nghẽn là biện pháp giúp giảm bớt khó chịu vùng mũi khi mắc bệnh cảm lạnh. Túi chườm nóng làm giảm áp lực ở xoang mũi, khiến dịch nhầy mũi lỏng hơn còn túi chườm lạnh sẽ giúp co mạch máu mũi làm giảm đau. Nếu không có túi chườm bạn cũng có thể thay thế bằng khăn sạch thấm nước đều mang lại hiệu quả như nhau.

Kê cao gối khi ngủ

Trạng thái nghẹt mũi thường sẽ khó chịu hơn khi ta nằm xuống. Do đó việc kê gối cao khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở nhẹ nhàng hơn, một giấc ngủ ngon cũng giúp bệnh cảm lạnh nhanh khỏi hơn.

Trị cảm lạnh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên 4

>>>>>Xem thêm: Con người có bao nhiêu cái răng? Phân loại và cấu tạo răng người

Kê cao gối khi ngủ sẽ giúp bệnh cảm lạnh nhanh khỏi hơn

Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Vì lý do công việc hay học tập mà nhiều người vẫn phải gắng sức khi đang nhiễm cảm lạnh, điều này sẽ làm bệnh dai dẳng không khỏi và dễ tái phát lại. Thế nên hãy cố gắng sắp xếp một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng hết bệnh, sức khỏe vẫn là điều quan trọng nhất.

Hạn chế ra ngoài

Nhiệt độ phòng và ngoài trời thường chênh lệch rất lớn, đặc biệt trong mùa đông lạnh nên bạn cần hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết. Nếu trong trường hợp bất khả kháng thì cần phải đeo khẩu trang và mặc quần áo dày để tránh gió lùa làm bệnh trở nặng.

>>> Mách bạn thuốc TiffySiro Tiffy giảm triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, đau đầu, hạ sốt hiệu quả, phổ biến hiện nay!

Trên đây là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp phòng và điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trong thời tiết lạnh giá này.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *