Các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác

Trĩ là căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy các cấp độ của bệnh trĩ là gì? Làm sao để nhận biết chính xác?

Bạn đang đọc: Các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác

Bệnh trĩ đang có xu hướng gia tăng và rất nhiều người bệnh âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ, từ đó phát hiện và ngăn chặn sớm những hệ lụy do bệnh lý này gây ra.

Trĩ là bệnh gì?

Trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm quanh hậu môn gây ra viêm nhiễm, phình to tạo thành búi trĩ.

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chảy máu trực tràng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ không quá nghiêm trọng và được điều trị bằng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần điều trị y tế hoặc cắt trĩ để tránh các hệ lụy do bệnh lý gây ra.

Các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác 1

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ.

Dựa vào vị trí, bệnh trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Trĩ nội: Búi trĩ nằm rất sâu bên trong trực tràng và người bệnh thường không thể nhìn thấy búi trĩ. Do có rất ít dây thần kinh ở ống trực tràng, trĩ nội thường không gây đau đớn. Khi bệnh trở nặng, các búi trĩ nội có thể sưng, phồng và trồi ra khỏi hậu môn, dẫn đến đau đớn và khó chịu.
  • Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở xung quanh hậu môn. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy hoặc sưng tấy. Bệnh nặng có thể dẫn đến kích thước búi trĩ tăng lên, lan ra xung quanh và gây viêm nhiễm.
  • Trĩ hỗn hợp: Người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc.

Bệnh trĩ hiếm khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định các cấp độ của bệnh trĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các cấp độ của bệnh trĩ

Trĩ nội

Dựa trên mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của bệnh, bệnh trĩ nội được phần thành 4 cấp độ. Các cấp độ như sau:

Cấp độ 1

Ở giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành nên khi nội soi sẽ thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ. Các triệu chứng trong giai đoạn này thường không rõ ràng. Dấu hiệu phổ biến nhất trong giai đoạn này là ngứa ngáy ở hậu môn, khó chịu khi đi đại tiện, một số ít trường hợp đại tiện có kèm theo máu.

Tìm hiểu thêm: Top 6 thực phẩm chức năng trị hội chứng ruột kích thích phổ biến nhất

Các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác 2

Các cấp độ của bệnh trĩ nội.

Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất trong các cấp độ của bệnh trĩ nội. Khi phát hiện sớm, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ và thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng.

Cấp độ 2

Trong giai đoạn này, các triệu chứng có xu hướng trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng bạn có thể thấy là chảy máu hậu môn thường nhiều và đều đặn hơn so với bệnh trĩ nội cấp độ 1. Đồng thời, búi trĩ có kích thước tương đối lớn nên có thể lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co vào trong được. Khi nội soi sẽ thấy niêm mạc hậu môn đầy đặn hơn, búi trĩ màu đỏ tím và bắt đầu tiết dịch.

Cấp độ 3

Người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu hơn rất nhiều. Búi trĩ bắt đầu có kích thước lớn, nặng, dễ lòi ra ngoài và không thể tự co lại được. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Bước sang giai đoạn này, búi trĩ đã đạt đến kích thước lớn, sưng phồng và lòi ra ngoài. Điều này khiến hậu môn bị kích ứng, tiết dịch, dẫn đến ẩm ướt, đau rát và khó chịu. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, búi trĩ có thể bị viêm, nhiễm trùng, hoại tử và gây ra nhiều biến chứng khác.

Trĩ ngoại

Không chia cấp độ giống như trĩ nội, bệnh trĩ ngoại chia thành 4 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất

Ở cấp độ này, búi trĩ mới hình thành nên chưa có triệu chứng rõ rệt, khó nhận biết. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm, ngứa ngáy ở hậu môn.

Thời kỳ thứ hai

Các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác 3

>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Người bị trĩ ngoại xuất hiện búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

Búi trĩ phát triển thành đám rối tĩnh mạch ngoằn ngoèo do chúng ở hậu môn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện. Ở giai đoạn 2, nếu không được chăm sóc phù hợp tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

Thời kỳ thứ ba

Búi trĩ phát triển đến kích thước lớn, gây tắc hậu môn và xuất hiện máu khi đi đại tiện. Do đó mà người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Thời kỳ thứ tư

Do bước vào giai đoạn nặng nhất, búi trĩ có thể tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh trĩ thời kỳ thứ 4 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn hoặc các bệnh ung thư trực tràng – hậu môn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ sẽ có các dấu hiệu nhận biết tương đối rõ ràng sau:

  • Đại tiện ra máu tươi, ra sau và không lẫn vào phân.
  • Ngứa rát hậu môn.
  • Sa búi trĩ.
  • Hậu môn đau rát.
  • Tắc mạch.
  • Sa nghẹt búi trĩ.
  • Chảy nhiều dịch.

Trên đây là những thông tin chung về các cấp độ của bệnh trĩ và cách nhận biết chính xác. Tốt nhất ngay khi có nghi ngờ mình đang mắc bệnh, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.

Ngân Lâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *