Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Mẹ đã biết làm cách nào để hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết.

Bạn đang đọc: Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Không khí ô nhiễm cùng sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Một số triệu chứng phổ biến như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, ho có đờm hoặc những dị vật trong khoang đường thở. Vậy làm thế nào hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách ? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết, tìm hiểu ngay nhé!

Khi nào cần hút mũi cho bé?

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nhất. Bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân hoặc thời tiết lạnh thay đổi đột ngột khiến trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi và khó thở.

Đa phần các triệu chứng đều là do có đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở trong khoang đường thở gây nghẹt mũi. Đờm thường xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi… khiến cho đường thở bị tắc nghẽn và khó lưu thông. Điều này khiến trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và đôi khi nước mũi chảy nhiều.

Cách hút sữa cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết 1

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi và khó thở

Nếu các dịch đờm không được lấy ra khỏi khoang đường thở lâu ngày sẽ khiến cho đờm nhiều hơn gây tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ sẽ khó thở tăng lên và có thể gây suy hô hấp. Do vậy, cách hút mũi cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở và hô hấp dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh còn nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài. Do đó, mẹ cần phải dùng dụng cụ để hút chất nhầy ra ngoài. Một số trường hợp cụ thể cha mẹ cần phải hút chất nhầy mũi cho bé đó là :

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, khó thở nhưng không có khả năng tự xì mũi ra ngoài.
  • Trẻ đang gặp một số vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Trẻ bị sốt cao 38 – 39 độ đi kèm với triệu chứng khó thở.
  • Trẻ được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.

Hầu như các cách hút mũi cho bé dưới 2 tuổi thường cần phải có sự hỗ trợ của các dụng cụ để lấy được đờm ra ngoài. Còn đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn bé cách để xì mũi, khạc đờm ra ngoài.

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Nếu trẻ được chăm sóc tại nhà, mẹ có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Mẹ có thể sử dụng ống bơm hoặc dụng cụ hút mũi như sau:

1. Hút mũi bằng ống bơm

  • Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1 – 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng giữ dung dịch đó trong mũi bé khoảng 10 giây.
  • Đợi khoảng 2 – 3 phút để các chất nhầy được hòa loãng nhất, giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi. Lúc này, bé sẽ đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Nếu tình trạng thở vẫn khò khè cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.
  • Ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi bé. Khi đặt chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Tìm hiểu thêm: Đi tìm lời giải đáp: Uống whey có bị vô sinh không?

Cách hút sữa cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết 2

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Với cách hút mũi cho trẻ sơ sinh này, mẹ không nên đưa ống bơm quá sâu vào trong nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho mũi. Trong trường hợp nếu trẻ cử động mạnh hoặc phản kháng thì phải dừng việc hút lại ngay. Có thể làm lại sau đó để tránh gây tổn thương. Sau khi hút chất nhầy ra cần phải loại bỏ và làm sạch ống bơm để tiếp tục hút bên mũi còn lại. Thao tác hút tương tự như vừa nãy. Mẹ có thể tiến hành hút chất nhầy 2 – 3 lần cho đến khi bé hết ngạt mũi và thở một cách dễ dàng.

2. Hút mũi bằng dụng cụ hút mũi con voi trắng (Gợi ý)

Với cách hút mũi bằng dụng cụ hút mũi con voi trắng này, mẹ cần giữ chặt trẻ không cho cử động (có thể nhờ người giữ chặt trẻ), để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy.

Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Lực hút càng mạnh thì sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu. Bạn cũng không phải lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ sẽ đảm bảo việc đó. Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại. Sau khi hút xong loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.

Cách hút sữa cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết 3

>>>>>Xem thêm: Hành trình 2 tuần lây lan xuyên lục địa của biến thể Covid mới – Omicron

Hút mũi bằng dụng cụ hút mũi con voi trắng

Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ

Niêm mạc vùng mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ tổn thương, vì vậy, thao tác hút đờm trong mũi cần phải nhẹ nhàng và đúng để tránh những xây xát. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Các dụng cụ hút lấy đờm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hút chất nhầy.
  • Các thao tác hút đờm, chất nhầy cần phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi dẫn đến chảy máu.
  • Sau khi hút đờm xong cần phải vệ sinh mũi họng cho bé nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.
  • Không nên hút đờm chất nhầy mũi quá 3 lần/ ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.
  • Mẹ tuyệt đối không hút mũi cho trẻ bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị hắt hơi khi đang rửa mũi bằng nước muối sinh lý, mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi dung dịch vệ sinh vẫn đi vào mũi bé. Việc hắt hơi cũng giúp đẩy những chất nhầy còn sót lại đi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì bắt buộc phải dừng việc hút lại để bé ổn định hơn.

Hút mũi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp lấy đờm, chất nhầy của trẻ ra ngoài để giúp đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng quá mức bởi nó sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi – miệng. Hy vọng những chia sẻ về cách hút mũi cho trẻ sơ sinh này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *