Chỉ nha khoa làm từ gì? Sử dụng chỉ nha khoa có tốt không?

Chỉ nha khoa là sản phẩm vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng. Chính vì thế hãy cùng Kenshin tìm hiểu về chỉ nha khoa làm từ gì và sử dụng chỉ nha khoa có tốt cho sức khỏe không?

Bạn đang đọc: Chỉ nha khoa làm từ gì? Sử dụng chỉ nha khoa có tốt không?

Chỉ nha khoa được biết đến là một dụng cụ vệ sinh răng miệng rất tốt, nó loại bỏ những mảng bám ở kẽ răng nơi mà việc đánh răng và súc miệng khó có thể làm sạch được. Nếu sử dụng hiệu quả, chỉ nha khoa có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe với răng miệng, giúp làm sạch và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Công dụng của chỉ nha khoa

Sự ra đời của chỉ nha khoa đem lại rất nhiều lợi ích cho việc làm sạch và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Một số tác dụng có thể kể đến của chỉ nha khoa như:

Làm sạch mảng bám ở kẽ răng hiệu quả

Sau khi ăn, chúng ta hoàn toàn không thể tránh khỏi các thức ăn còn thừa bám vào các kẽ răng, lâu dần sẽ tạo thành mảng bám. Sự tồn tại của các mảng bám lâu dần sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, hậu quả sẽ gây ra hôi miệng và sâu răng.

Sử dụng bàn chải đánh răng chỉ có thể làm sạch được mặt trước và mặt sau của răng, khó có thể đi sâu vào các mảng bám nằm ở bên trong các kẽ răng. Nhưng đối với chỉ nha khoa, vấn đề này sẽ an toàn và dễ dàng hơn rất nhiều.

Chỉ nha khoa làm từ gì? Sử dụng chỉ nha khoa có tốt không? 1

Chỉ nha khoa sẽ đi sâu vào những kẻ răng nhỏ, nơi mà bàn chải khó có thể làm sạch được

Hạn chế hôi miệng

Một số sản phẩm chỉ nha khoa có sử dụng thêm hương liệu bạc hà, khi sử dụng để làm sạch mảng bám, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn chúng còn để lại hương thơm nhẹ giúp người sử dụng tự tin hơn khi giao tiếp sau các bữa ăn.

Ngăn ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng

Khi các mảng bám thức ăn và cao răng tích tụ lại lâu ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu,… Chính vì vậy, sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng đều đặn sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ mắc bệnh.

Chỉ nha khoa làm từ gì?

Chỉ nha khoa thường được làm từ hai loại chính: Chỉ nhiều nilon và chỉ teflon đơn sợi (PTFE). Trong đó:

  • Chỉ nha khoa nilon đa sợi: Được sản xuất từ nhiều sợi nilon nhỏ, có thể được phủ sáp hoặc không, có mùi thơm nhẹ và khá mảnh. Tuy nhiên nhược điểm của loại này là dễ bị tưa và rách các sợi nhỏ khi đang sử dụng.
  • Chỉ nha khoa teflon đơn sợi (PTFE): Đây là loại được làm từ 1 sợi nhựa PTFE khá mảnh có độ trơn lớn, đường kính nhỏ, dễ trượt qua các kẽ răng kể cả là kẽ răng hẹp, không dễ dàng bị tưa khi sử dụng. Vì thế mà giá thành loại này sẽ cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Mụn mọc ở trán gần chân tóc là do đâu? Cách khắc phục

Chỉ nha khoa làm từ gì? Sử dụng chỉ nha khoa có tốt không? 2
Chỉ nha khoa teflon đơn sợi khá nhỏ, dễ len lỏi vào những kẻ răng hẹp, không dễ bị tưa khi sử dụng

Dù vậy khi lựa chọn loại nào cũng nên sử dụng đúng cách để phát huy được hết các công dụng và bảo vệ toàn diện sức khỏe của răng miệng.

Hiện nay đã có rất nhiều loại chỉ nha khoa được ra đời như:

  • Chỉ nha khoa không sáp: Đây là loại chỉ nha khoa được làm từ sợi nilon mỏng và cấu tạo của chúng gồm 35 sợi xoắn lại. Đường kính của mỗi sợi là rất nhỏ để có thể vừa khít với không gian hẹp giữa các kẽ răng. Tuy nhiên loại này rất dễ bị đứt.
  • Chỉ nha khoa có sáp: Là loại chỉ nha khoa tốt được sản xuất từ loại chỉ nilon tiêu chuẩn có phủ một lớp sáp nhẹ. Điều này giúp chỉ bền bỉ và chắc chắn hơn rất nhiều, ít bị đứt khi sử dụng. Tuy vậy, lớp sáp sẽ làm chỉ dày hơn khó len lỏi vào các vị trí hẹp giữa các răng.
  • Băng nha khoa: Đây là loại chỉ nha khoa bản rộng và phẳng hơn so với các chỉ nha khoa thông thường, bao gồm cả phiên bản có sáp hoặc không. Loại chỉ này sẽ phù hợp với các bệnh nhân răng có nhiều khoảng trống.
  • Chỉ nha khoa làm từ teflon (PTFE): Đây là loại dễ len lỏi qua các kẽ răng nhanh chóng và loại bỏ tối ưu các mảng bám thức ăn trong răng hơn so với các loại chỉ nha khoa khác.
  • Siêu chỉ nha khoa (Super Flosses): Đây là chỉ nha khoa được cấu tạo dạng sợi, có phần cứng ở đầu. Chỉ nha khoa này thường được sử dụng cho người đang niềng răng, nó có thể làm sạch xung quanh các mắc cài hoặc khu vực cầu răng.
  • Chỉ nha khoa điện: Hiện nay, máy chỉ nha khoa điện đang là giải pháp thay thế cho những người gặp khó khăn với chỉ nha khoa thông thường. Hầu hết các máy này đều được thiết kế có tay cầm tiện lợi, một số máy còn có đầu góc cạnh để hỗ trợ làm sạch răng tốt hơn.

Các tiêu chí chọn ra loại chỉ nha khoa phù hợp

Sau khi biết được chỉ nha khoa làm từ gì, ưu nhược điểm của từng loại, vậy làm thế nào để chọn ra loại phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân? Dưới đây là một số các gợi ý của chúng tôi:

  • Đối với trẻ em: Bạn nên bắt đầu bằng loại chỉ nha khoa mỏng, mềm, chuyên dụng dùng cho trẻ em. Không nên dùng chỉ nha khoa điện.
  • Đối với trường hợp răng thưa, bạn nên sử dụng loại siêu chỉ nha khoa hoặc băng nha khoa.
  • Để nhanh chóng và gọn gàng, hiện nay đã có một số loại chỉ nha khoa một lần hoặc chỉ nha khoa cắt trước sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều thời gian.
  • Nếu bạn đang niềng răng với mắc cài hay làm cầu răng thì nên sử dụng loại chỉ nha khoa loại nhỏ để làm sạch mảng bám tối đa. Siêu chỉ nha khoa hoặc chỉ nha khoa không sáp sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng hiệu quả.

Chỉ nha khoa làm từ gì? Sử dụng chỉ nha khoa có tốt không? 3

>>>>>Xem thêm: Phân biệt bệnh gout và giả gout: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đối với trẻ em bạn nên bắt đầu bằng loại chỉ nha khoa mỏng, mềm, chuyên dụng

Việc lựa chọn chỉ nha khoa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Một số người cũng có thể chọn chỉ nha khoa có mùi hương mà mình yêu thích như bạc hà, vừa có thể làm sạch, vừa giúp miệng thơm hơn sau bữa ăn.

Như vậy, Kenshin đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi chỉ nha khoa làm từ gì và công dụng của loại chỉ này. Bạn và người thân nên sử dụng thường xuyên loại sản phẩm này để giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn nhé.

Xem thêm:

  • Đặt thun tách kẽ răng để làm gì?
  • Có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *