Trĩ ngoại độ 1 cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt. Vậy làm sao để có thể nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 điều trị hiệu quả?
Bạn đang đọc: Nhận biết sớm bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Trĩ là bệnh thường gặp ở những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động, ăn uống không khoa học, đặc biệt ở người già hay phụ nữ mang thai. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là mức độ tình trạng bệnh nhẹ nhất nên việc điều trị khá đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng, không nhất thiết phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có thể không phải can thiệp bằng phẫu thuật
Contents
Những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch ở rìa hậu môn sưng lên và tích tụ máu, sau đó hình thành các búi trĩ dưới lớp niêm mạc mỏng. Bệnh trĩ có nhiều cấp độ, được phân loại dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Trĩ ngoại cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của tình trạng bệnh, được biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:
- Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng lên. Các biểu hiện này sẽ diễn biến ngày càng nặng nếu không chữa trị ngay do búi trĩ có kích thước ngày càng lớn.
- Có cảm giác khó khăn khi đi đại tiện, không thể ngồi được lâu và trong phân có lẫn máu.
- Xuất hiện một hoặc nhiều búi trĩ, thường có màu hồng nhạt và có kích thước khá nhỏ.
Bệnh trĩ ngoại xuất hiện do thói quen sinh hoạt không khoa học, khi hậu môn và trực tràng trong thời gian dài phải chịu áp lực, dẫn đến hình thành tụ máu, sưng viêm và tạo ra các búi trĩ. Các đối tượng hay mắc phải bệnh này như nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai, hay những người bị táo bón kéo dài…
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có nguy hiểm hay không?
Trĩ ngoại cấp độ 1 trong giai đoạn đầu thường không gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên điều trị sớm để bệnh không chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn và khó điều trị. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tạo cảm giác khó chịu bởi búi trĩ dễ bị cọ xát và có thể chảy máu, cụ thể như sau:
- Khó khăn cho việc đi đại tiện, cảm giác đau rát vùng hậu môn và gây.
- Việc vận động trở nên khó khăn hơn, có cảm giác mệt mỏi khó chịu.
- Tình trạng đi đại tiện ra máu diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị mất máu và hay bị đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
- Hậu môn tiết ra dịch nhầy kèm theo máu sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây ra nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh áp xe hậu môn, da liễu…
Tìm hiểu thêm: TOP 10 viên uống trắng da tốt nhất hiện nay và mang hiệu quả lâu dài
Người bị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 nên được điều trị kịp thờiCác phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Ở giai đoạn trĩ ngoại cấp độ 1, búi trĩ vừa mới được hình thành nên có kích thước khá nhỏ, chưa gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn có thể tự điều trị làm teo nhỏ búi trĩ bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian hay thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Sử dụng thuốc tây
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn trong điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là:
- Thuốc giảm đau như ibuprofen, aacetaminophen có tác dụng làm giảm cơn đau nhức do búi trĩ gây ra, nhờ đó giúp bệnh nhân sinh hoạt trở nên bình thường.
- Thuốc bôi trĩ như cotripro, titanoreine, hydrocortison, Proctolog. Đây là các loại thuốc bôi trĩ giúp làm thu nhỏ búi trĩ một cách nhanh chóng.
- Thuốc giảm ngứa hydrocortison thường được sử dụng để hạn chế tình trạng kích ứng và làm giảm ngứa do dịch tiết ở hậu môn gây ra.
- Các loại thuốc khác như thuốc kháng viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc làm tăng sức bền của thành mạch…
Khi sử dụng các loại thuốc tây, người bị bệnh trĩ cần tuân thủ theo liều lượng và cách điều trị để đảm bảo an toàn. Nếu thấy có triệu chứng khác lạ trong quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Điều trị trĩ ngoại độ 1 bằng các loại thảo mộc thiên nhiên
Ngoài sử dụng thuốc tây, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh trĩ độ 1 bởi các loại thuốc nam này cũng mang lại hiệu quả khá tốt, đặc biệt rất an toàn và không ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và không được dùng để thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian dưới đây để gia tăng hiệu quả điều trị:
- Dùng cây lá bỏng: Bạn có thể ăn sống lá bỏng hoặc giã nhuyễn ra để đắp vào hậu môn. Loại cây này được biết đến là loại thuốc quý có khả năng cầm máu và thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, các hoạt chất bên trong lá cây bỏng còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên rất thích hợp để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
- Dùng rau diếp cá: Tương tự như cây lá bỏng, rau diếp cá cũng có thể ăn sống, giã nhuyễn để đắp hậu môn hay xay bằng máy xay sinh tố để uống trực tiếp. Hàm lượng lớn hoạt quercetin và soquercetin có trong rau diếp cá có tác dụng làm chắc mao mạch, hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bệnh trĩ.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối mà bạn không nên bỏ qua
Sử dụng rau diếp cá giúp hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bệnh trĩ- Dùng lá trầu không: Cho một lượng lá trầu vừa đủ cùng với một ít muối vào nồi nước đun sôi lên, sau đó sử dụng nồi để xông hậu môn. Các hoạt chất bên trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cầm máu, làm bền chắc hệ thống mao mạch và thu nhỏ các búi trĩ một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Hy vọng với những thông tin mà Kenshin đã chia sẻ đã giúp có thêm kiến thức về bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 và các dấu hiệu xuất hiện bệnh. Trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng bệnh, hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám để có liệu trình điều trị phù hợp.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể