Nếu bạn mắc bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh trĩ cấp độ nặng. Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Cảnh báo trước dấu hiệu bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu thường gặp khi búi trĩ bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển nặng theo thời gian và gây nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Contents
Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý này. Khi mới bắt đầu, máu chỉ chảy rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt. Ngoài ra, người bệnh còn mắc các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn,…
Khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo. Càng về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt.
Khi bệnh tiến triển nặng, búi trĩ có thể bị vỡ khiến máu chảy ra nhiều hơn, gây đau đớn, thậm chí là mất máu nếu lượng máu chảy quá nhiều.
Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ. Tình trạng chảy máu, tiết dịch ở vùng viêm còn gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Điều này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn.
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Dù ở mức độ nào thì bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Trong trường hợp ra máu ít, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, người không khỏe, hoa mắt, chóng mặt,… do thiếu máu.
Ở cấp độ nặng, việc chảy máu nhiều có thể gây tình trạng thiếu máu trầm trọng. Người bệnh trở nên xanh xao, sức khỏe suy kiệt, suy giảm sức đề kháng,… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.
Tìm hiểu thêm: Những dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho bà bầu được ưa chuộng nhất hiện nay
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là rất lớn. Tuy nhiên, đa phần người bệnh thường chủ quan, không chữa trị sớm khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng. Đến khi bệnh trở nặng, búi trĩ chảy máu nhiều mới đi khám nhưng lúc này kích thước búi trĩ đã to lớn khiến việc cầm máu trở nên khó khăn hơn.
Nên làm gì khi bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi?
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm nước ấm là phương pháp giúp giảm chảy máu, đau rát, sưng khó chịu ở hậu môn được rất nhiều bệnh nhân bị trĩ áp dụng. Bạn có thể pha thêm nước muối giúp sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Tiến hành thực hiện tối thiểu một lần một ngày, mỗi lần ngâm trong khoảng từ 15 đến 30 phút.
Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng làm co các mạch máu ở quanh hậu môn, giúp quá trình cầm máu nhanh hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy ở hậu môn và làm dịu cơn đau rất tốt.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần bọc viên đá bằng khăn sạch rồi chườm trực tiếp vào búi trĩ trong vài phút, nghỉ từ 1 – 2 phút rồi sau đó lại tiếp tục. Lưu ý không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên búi trĩ và không để quá lâu để tránh làm tổn thương các vùng da xung quanh.
Dùng kem thoa trị trĩ
Trong trường hợp mắc phải các triệu chứng nứt hậu môn, rò hậu môn, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại kem bôi ngoài. Tốt nhất bạn nên lựa chọn sản phẩm dạng gel, chứa các thành phần thiên nhiên như nano curcumin, tinh dầu bạc hà, cao diếp cá, trầu không… Các tinh chất này có tác dụng làm mát và săn da, ngăn ngừa viêm nhiễm, đau rát vùng hậu môn, giảm thiểu kích ứng.
Uống thuốc giảm chảy máu
>>>>>Xem thêm: Lưu ý 5 bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ
Uống thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gặp phải tác dụng phụ. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng có khả năng cầm máu như thuốc Daflon, nhóm thuốc Flavonoid,… Các loại thuốc này đã được chứng minh giúp làm giảm đau, cầm máu và cải thiện tình trạng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Lối sống ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi và tái phát trĩ. Do đó, ngay cả những người chưa bị hoặc có nguy cơ bị trị, đã bị trĩ đều cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa trĩ.
- Tăng cường thêm các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế dùng gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê… để tránh tình trạng táo bón.
- Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chống bệnh trĩ.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến bệnh trĩ nặng hơn.
- Dùng giấy vệ sinh mềm và không rặn mạnh khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng cho thấy búi trĩ đã bị tổn thương. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trên để làm giảm triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy nhiều hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chuyển sang phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Ngân Lâm
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể