Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả

Viêm loét miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy có cách chữa viêm loét miệng không? Cùng Kenshin tìm hiểu về tình trạng bệnh lý này và các cách chữa viêm loét miệng ở trẻ nhé!

Bạn đang đọc: Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả

Trẻ con thường rất nhạy cảm với những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt tình trạng viêm loét miệng nặng và kéo dài khiến trẻ sợ ăn uống gây đau dẫn đến gầy sút cân. Câu hỏi là thế nào là loét miệng? Cách chữa viêm loét miệng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm loét miệng là gì?

Viêm loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng được hiểu là những tổn thương trợt hoặc loét nông ở trong khoang miệng, có thể xuất hiện ở niêm mạc trong má, vòm họng, lợi, lưỡi, môi… Các tổn thương này thường có nhỏ, đáy nông và có màu trắng, bờ rõ, viền xung quanh bờ có thể sưng, đỏ.

Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả 1 Hình ảnh viêm loét miệng ở trẻ thường gặp ở niêm mạc gần môi

Các vết viêm loét miệng hay xuất hiện khi thời tiết nắng nóng và thông thường các tổn thương nhiệt miệng thường tự khỏi sau từ 1 – 2 tuần. Nếu kéo dài thì cần tìm nguyên nhân gây viêm loét miệng khác.

Nguyên nhân viêm loét miệng ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm loét miệng ở cả người lớn và trẻ em đều chưa thể xác định được chính xác. Các nguyên nhân viêm loét miệng ở trẻ em đã được biết đến bao gồm:

  • Thức ăn bám vào các kẽ răng nếu không được lấy ra đúng cách có thể là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn làm tăng viêm loét miệng ở trẻ em.
  • Các vết xước hoặc tổn thương niêm mạc trong khoang miệng như bàn chải đánh răng quá cứng, dùng tăm xỉa răng hoặc trẻ cắn vào môi hoặc lưỡi… cũng là gây viêm loét miệng.
  • Thói quen mút tay, cắn móng tay, nghiến răng, bặm môi hoặc cắn vào niêm mạc…
  • Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng như bột ớt, hạt tiêu, mít,…

Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả 2 Các vết xước cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm loét miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng khi nào cần đi khám?

Viêm loét miệng hoặc nhiệt miệng thông thường sẽ biến mất từ khoảng 1 tuần và sau đó niêm mạc miệng sẽ trở về bình thường và không để lại xơ sẹo gì. Tuy nhiên, một vài trường hợp viêm loét miệng có thể phải được đi khám sớm để phòng tránh biến chứng. Cụ thể là:

  • Trẻ đau đớn, quấy khóc nhiều, thậm chí bỏ ăn khi có viêm loét miệng.
  • Nhiệt miệng xuất hiện ở ngoài miệng như môi của trẻ.
  • Viêm loét miệng kéo dài hơn 1 tuần, không có dấu hiệu giảm bớt.
  • Trẻ có rất nhiều vết loét miệng ở niêm mạc kèm theo tình trạng hôi miệng.
  • Viêm loét miệng kèm theo sốt cao.

Cách chữa viêm loét miệng

Chữa viêm loét miệng ở trẻ em thường bao gồm các biện pháp điều trị để giảm bớt các triệu chứng hoặc cải thiện về nguyên nhân gây viêm loét miệng. Dưới đây là một vài cách chữa viêm loét miệng mà bạn có thể tham khảo:

Giảm đau

Cách chữa viêm loét miệng ở trẻ thì việc giảm đau tương đối cần thiết nhằm giúp trẻ có thể ăn uống ngon miệng hơn, giảm quấy khóc từ đó giúp trẻ nhanh lành vết viêm loét miệng.

Bạn có thể cho trẻ ngậm khoảng 1 thìa thuốc kháng axit dùng trong điều trị nhiệt miệng có thể dễ dàng tìm kiếm ở các hiệu thuốc, vì thuốc này giúp giảm tác động của các enzym trong miệng lên các vết loét.

Trong trường hợp có duy nhất 1 vết loét thì chữa viêm loét miệng ở trẻ em bằng việc đặt một viên thuốc kháng axit để viên thuốc tan dần và lặp lại quá trình này từ 3 – 4 lần.

Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen nhất là trước khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, liều lượng thuốc được sử dụng ở trẻ cần phải tuân thủ sự chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng

Cách chữa viêm loét miệng thì quá trình vệ sinh răng miệng sạch sẽ góp phần giảm thiểu mức độ nặng thêm của viêm loét miệng đồng thời giúp giảm thời gian lành các vết loét ở trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bị đau nhiều sẽ tự ý bỏ đánh răng nên cần cha mẹ để tâm nhiều hơn về vấn đề này.

Các biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ bao gồm:

  • Đánh răng cho trẻ nhẹ nhàng bằng bàn chải có cấu tạo từ lông tơ mềm nhại.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm vì khả năng kháng khuẩn và tác dụng nhanh làm lành vết thương.
  • Ngoài ra, có thể thoa nước lá ngót hoặc nước cốt húng quế lên các vết viêm loét miệng ở trẻ với tác dụng làm mát, dịu lại các vết loét, giảm đau và giải độc.

Tìm hiểu thêm: Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho bé

Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả 3 Súc miệng bằng nước muối sinh lý là cách chữa viêm loét miệng phổ biến

Chế độ ăn uống

Để hạn chế đau đớn và nặng thêm tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em cần sử dụng các loại thực phẩm cũng như các phương pháp chế biến phù hợp. Cụ thể là:

  • Cho trẻ sử dụng các thức ăn lỏng, mềm và dễ nuốt như sữa, cháo, súp…
  • Các loại nước uống mát như sữa tươi, các loại nước ép trái cây hoặc sữa chua. Tuy nhiên cần lưu ý không để trẻ dùng các loại nước uống quá lạnh.
  • Tránh các loại thức ăn có vị mặn như món kho, cá khô hoặc nước tương, nước mắm…, thức ăn có vị chua như chanh, quất… vì có thể làm trẻ đau tăng.
  • Tránh các loại đồ ăn cay nóng như ớt hoặc các đồ ăn có tính nóng như vải, mít, sầu riêng, mận.

Lưu ý khi chữa viêm loét miệng ở trẻ em

Để nhanh lành các vết viêm loét miệng ở trẻ cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc tái phát của bệnh thì ba mẹ cần lưu ý một vài điểm nhỏ trong cách chữa viêm loét miệng như sau:

  • Đây là tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ từ 1 – 5 tuổi do đó không cần quá lo lắng về vấn đề này nếu vết loét tự biến mất sớm.
  • Theo dõi tình trạng quấy khóc, ăn uống của trẻ thường xuyên và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy bất thường.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ. Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho trẻ em với các sợi lông tơ bảo vệ nướu.
  • Tập cho trẻ từ bỏ các thói quen xấu gây tăng nguy cơ viêm loét miệng.
  • Cho trẻ ăn đa dạng các chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc quá chua, quá mặn.
  • Xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh, ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng cho trẻ.

Cách chữa viêm loét miệng hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc thủy ngân: Triệu chứng và cách điều trị

Lối sống lành mạnh giúp chữa viêm loét miệng ở trẻ hiệu quả hơn

Như vậy, có thể thấy nhiệt miệng hay viêm loét miệng ở trẻ em thường rất phổ biến với các nguyên nhân đa dạng. Tuy gây nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ nhưng nếu biết cách chữa viêm loét miệng thì có thể giúp trẻ nhanh lành các vết loét và ăn uống tốt hơn. Hi vọng qua bài viết trên, Kenshin đã cung cấp cho bạn thông tin để chữa viêm loét miệng cho trẻ hiệu quả!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *