Sự nguy hiểm của ngộ độc methanol và cách điều trị

Methanol hay còn được gọi là cồn công nghiệp được sử dụng làm sơn hay dung môi… Đặc biệt chất này rất độc với cơ thể và không được sử dụng trong chế biến rượu như ethanol.

Bạn đang đọc: Sự nguy hiểm của ngộ độc methanol và cách điều trị

Methanol sau khi được hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa với thể tích phân bố là 0,7L/kg sẽ khiến người hấp thụ có các biểu hiện say rượu. Tuy nhiên, sau đó methanol sẽ chuyển hóa thành axit formic và thành formate, chất này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa, gây độc với nội tạng, đặc biệt là thần kinh và thị giác. Khi uống rượu có chứa cả ethanol và methanol thì quá trình ngộ độc ethanol sẽ diễn ra trước dẫn đến khi chữa trị sẽ dễ bỏ qua ngộ độc methanol. Đối với ngộ độc methanol thường rất nặng, dễ tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị.

Sự nguy hiểm về ngộ độc methanol và cách điều trị 1 Methanol là chất gây ngộ độc nặng dễ dẫn đến tử vong

Quá trình ngộ độc methanol có trong rượu

Khi uống rượu có chứa cồn methanol công nghiệp, chất này sẽ dễ dàng hấp thu qua ruột, da vào phổi. Sau khi methanol đạt được nồng độ đủ lớn ở huyết tương trong 30 – 60 phút. Gan phải tốn nhiều thời gian để chuyển hóa được chất này. Sẽ có khoảng 3% lượng methanol trong cơ thể được đào thải qua phổi hoặc được đào thải nguyên vẹn không thay đổi qua nước tiểu.

Cồn methanol sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde trong cơ thể. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic. Chất acid formic mới được xem là chất gây độc chính trong các trường hợp ngộ độc rượu methanol.

Formaldehyde chuyển hóa thành acid formic và quá trình oxy hóa sẽ diễn ra nhanh chóng nên acid formic sẽ tích tụ trong huyết thanh, gây độc và tình trạng ứ đọng các acid formic tích tụ trong võng mạc gây tổn thương thị giác, nặng hơn có thể gây mù lòa. Ngoài ra còn có thể tổn thương não bộ dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn chức năng vỏ não và cách điều trị

Sự nguy hiểm của ngộ độc methanol và cách điều trị 2

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Sơ đồ quá trình chuyển hóa methanol

Triệu chứng ngộ độc methanol

Triệu chứng của ngộ độc methanol thường xuất hiện 30 – 60 phút sau khi hấp thụ qua dạ dày, tùy thuộc vào bệnh nhân có sử dụng uống ethanol hay không (nếu kết hợp 2 chất này thì triệu chứng của methanol sẽ chậm hơn). Vì triệu chứng lúc đầu thường sẽ nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường khó đoán. Sau đây là các biểu hiện thường gặp:

  • Thần kinh: Methanol sẽ ức chế thần kinh trung ương, ngộ độc nhẹ sẽ gây an thần và vô cảm. Thường khi ngộ độc bệnh nhân sẽ tỉnh táo tuy nhiên rất đau đầu, chóng mặt, sau đó sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng hay quên, bồn chồn, hôn mê, co giật. Khi ngộ độc nặng có thể xuất huyết hoặc nhồi máu não, tụt não.
  • Mắt: Thông thường ngộ độc sẽ biểu hiện ở mắt sau 12-24 giờ, ban đầu sẽ nhìn mờ, gây ảo giác, cảm giác như bị màn che trước mắt, sợ ánh sáng, đau mắt, thu hẹp thị giác, giảm và mất thị giác. Đồng tử phản ứng kém với ánh sáng hoặc bị giãn ra là dấu hiệu của ngộ độc nặng.
  • Đối với thần kinh: Ngộ độc gây ra rối loạn ý thức, hôn mê, thiếu hụt nhận thức, hội chứng Parkinson, viêm tủy, bệnh lý đa dây thần kinh…
  • Tim mạch: Đối với ngộ độc nhẹ sẽ dễ dàng nhận thấy các biểu hiện như giãn mạch, tụt huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện bệnh di chứng đến suy tim.
  • Tiêu hóa: Khi methanol được hấp thụ qua dạ dày sẽ sinh ra acid formic ảnh hưởng trực tiếp dạ dày như viêm dạ dày xuất huyết, viêm tụy cấp biểu hiện bằng việc đau thượng vị, nôn, ỉa chảy.
  • Thận: Suy thận cấp, xuất hiện tình trạng vô niệu.

Điều trị ngộ độc methanol công nghiệp

Các biện pháp điều trị cơ bản:

  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê sâu, co giật, thở yếu, suy hô hấp, ngừng thở: nằm nghiêng, thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy với chế độ tăng thông khí.
  • Đối với biểu hiện tụt huyết áp: Nên thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân, thêm thuốc vận mạch nếu không có dấu hiệu tích cực.
  • Nôn nhiều: Tiêm cho bệnh nhân thuốc chống nôn, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng cách truyền tĩnh mạch.
  • Tiêu cơ vân (tình trạng mất nhanh các chất điện giải như kali, axit uric…): Truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CPV), cân bằng điện giải.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Nên truyền glucose 10-20% nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết. Ngoài ra tiêm vitamin B1 vào cơ thể từ 100-300mg đối với người lớn và 50mg với trẻ em trước khi truyền glucose.

Điều trị bằng phương pháp tẩy độc và trừ chất độc:

  • Đặt ống thông vào dạ dày nhằm mục đích hút dịch nếu bệnh nhân đã đến trong vòng 1 giờ và bệnh nhân đã nôn ít. Đối với bệnh nhân đến muộn nhưng tình trạng bệnh nặng hơn vẫn có thể cân nhắc hút.
  • Tăng cường thải trừ chất độc, phải đảm bảo huyết áp, tăng lưu lượng nước tiểu, sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch với tổng liều là 1g/ngày với người lớn và 0.5 – 1.5mg/kg/ngày đối với trẻ em. Ngoài ra có thể dùng biện pháp lọc máu cơ thể.

Đối với phương thức lọc máu gồm 2 dạng:

  • Lọc máu thẩm tách: Được sử dụng với các bệnh nhân huyết áp bình thường, không bị suy tim nặng và đang có dấu hiệu ngộ độc methanol. Khi lọc xong sẽ có thể có hiện tượng tái phân bổ methanol từ các cơ quan khác trở lại máu, do vậy cần theo dõi thêm về nồng độ methanol ngay sau khi lọc để xét chỉ định lọc tiếp.
  • Lọc máu liên tục: Chỉ áp dụng cho bệnh nhân huyết động không ổn định ( huyết áp thất thường), phương thức này tránh được hiện tượng tái phân bổ methanol tới khi methanol âm tính và khí máu bình thường.

Như vậy qua bài viết trên mong rằng sẽ cung cấp thêm thông tin về ngộ độc methanol cũng như các biện pháp điều trị giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này. Hãy theo dõi chúng tôi để biết nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *