Eat Clean hiện đang là chế độ ăn uống được rất nhiều người theo đuổi với nhiều mục đích như giảm cân, kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe,… Vậy Eat Clean là gì và làm cách nào để Eat Clean hiệu quả? Câu trả lời sẽ được Kenshin bật mí ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn Eat Clean là gì? Làm thế nào để ăn Eat Clean đơn giản mà vẫn hiệu quả?
Chế độ Eat Clean là gì và làm sao để ăn Eat Clean hiệu quả luôn là câu hỏi của nhiều người khi lần đầu nghe đến thuật ngữ này. Trong bài viết hôm nay, Kenshin mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn về Eat Clean.
Chế độ ăn Eat Clean là gì?
Với những người lần đầu nghe về Eat Clean đều không khỏi thắc mắc Eat Clean là gì và có hiệu quả như thế nào đối với sức khỏe. Eat Clean có nghĩa là lựa chọn thực phẩm sạch, càng gần với trạng thái tự nhiên càng tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tối đa cho cơ thể. Việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn Eat Clean rất quan trọng, gần như quyết định toàn bộ hiệu quả của chế độ ăn này.
Nguyên tắc cơ bản của Eat Clean khuyến khích người dùng nên ăn nhiều hơn những thực phẩm nguyên chất như trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và ưu tiên nguồn chất béo tốt. Bên cạnh đó, để thực hiện Eat Clean bạn còn cần hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và các thực phẩm đóng gói khác.
Eat Clean là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản Eat Clean là một bữa ăn có tất cả những thực phẩm lành mạnh, ví dụ như món salad rau bina với ức gà nướng, hạt diêm mạch, quả bơ, hạt óc chó và quả táo.
Một số mẹo nhỏ để Eat Clean hiệu quả
Ngoài việc hiểu rõ Eat Clean là gì, bạn cũng cần nắm được các mẹo áp dụng chế độ ăn này để bữa ăn lành mạnh, “sạch” hơn.
- Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn, sản phẩm qua chế biến với nhiều thành phần, chất phụ gia, chất bảo quản bởi chúng hầu hết đều không tự nhiên. Những thành phần trong thực phẩm phải là thực phẩm bạn có thể nhận ra, ví dụ như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, táo khô, nho khô,… bạn cần phải thấy chúng hiện diện trong sản phẩm muốn sử dụng. Hạn chế tối đa những thành phần hóa học không thể nhận biết được bằng mắt thường, ví dụ như hương liệu, chất bảo quản,…
- Nên cắt giảm thức ăn có nhiều muối, đường hoặc chất béo.
- Người thực hiện chế độ ăn Eat Clean cần tránh các thực phẩm đã bị thay đổi cấu trúc so với dạng tự nhiên của chúng, ví dụ như nước ép đóng chai thay vì nước ép trái cây tươi, cốm gà thay vì ức gà, khoai tây chiên thay vì rau củ quả,…
- Cách chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng trong chế độ ăn Eat Clean. Bạn cần làm sạch chúng trước khi ăn, bao gồm cả rau củ, trái cây hoặc thanh trùng trứng, sữa,…
- Ưu tiên ăn uống tại nhà là ý tưởng tốt để duy trì chế độ Eat Clean, tạo thành thói quen ăn uống mới cho bạn. Ví dụ như bạn có thể ăn sữa chua Hy Lạp và quả mọng vào buổi sáng, ức gà nướng và ngũ cốc nguyên hạt vào bữa trưa,…
Cách bắt đầu chế độ Eat Clean đơn giản, hiệu quả
Không chỉ hiểu Eat Clean là gì, muốn Eat Clean hiệu quả bạn cần đảm bảo những yếu tố dưới đây:
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm đã chế biến sẵn không phù hợp với chế độ Eat Clean bởi chúng chứa nhiều thành phần hóa học, đã thêm đường, muối hoặc các chất phụ gia khác. Hơn thế nữa, những sản phẩm này còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh tim mạch,…, không tốt cho sức khỏe.
Đọc nhãn thành phần sản phẩm: Tuy rằng Eat Clean là sử dụng thực phẩm tươi sống, gần với tự nhiên nhất nhưng đôi khi chúng sẽ được đóng gói sẵn. Song, khi mua bất kỳ thực phẩm nào cho chế độ ăn Eat Clean, bạn cũng cần nghiên cứu kỹ thành phần, tránh mua những sản phẩm có quá nhiều chất hóa học, chất phụ gia,…
Ăn nhiều rau củ và trái cây: Rau củ và trái cây đều là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, hợp chất thực vật hỗ trợ kháng viêm, tăng đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Không chỉ vậy, ưu tiên rau củ và trái cây trong chế độ Eat Clean còn được chứng minh có liên quan mật thiết đề khả năng phòng bệnh ung thư của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc trị bệnh trĩ và những lưu ý khi sử dụng
Tránh xa đường: Không thêm đường vào thực phẩm là một trong những nguyên tắc Eat Clean bạn cần biết. Những thực phẩm có chứa nhiều đường hóa học cũng cần được hạn chế tối đa khi áp dụng chế độ ăn này.
Hạn chế bia rượu: Tuy rằng sử dụng bia rượu với một lượng nhỏ có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng nếu thực hiện chế độ Eat Clean, bạn nên hạn chế tối đa để tránh dẫn đến viêm nhiễm, bệnh gan, rối loạn tiêu hóa, mỡ bụng,…
Thay thế rau khi nấu ăn: Bạn có thể thay thế toàn bộ nguyên liệu ngũ cốc tinh chế trong công thức nấu ăn bằng các loại rau củ tươi xanh.
Tránh thức ăn nhẹ đóng gói: Nếu đang theo đuổi chế độ Eat Clean, bạn cần tránh xa những sản phẩm thức ăn nhẹ bày bán trên thị trường, điển hình như bánh quy, bánh nướng xốp,… bởi chúng thường chứa lượng đường cao, ngũ cốc tinh chất hoặc dầu thực vật không tốt cho sức khỏe.
Nước giải khát: Loại nước giải khát tốt nhất cho người đang Eat Clean là nước lọc. Bạn cần tăng cường uống nước lọc trong ngày, đảm bảo 1.5 – 2 lít nước/ngày để bổ sung độ ẩm cho cơ thể, duy trì các hoạt động của nhiều cơ quan, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng cân nhanh,… Đôi khi bạn có thể uống thêm nước trái cây nhưng lưu ý chỉ uống nước ép trái cây tươi.
Hạn chế dầu thực vật: Dầu thực vật, bơ thực vật không nên sử dụng trong chế độ Eat Clean. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu thực vật có thể tăng nguy cơ viêm, tăng cân và bệnh tim mạch. Tuy rằng chất béo chuyển hóa nhân tạo bị cấm tại một số quốc gia nhưng chúng vẫn luôn tồn tại một lượng nhất định trong dầu thực vật và bơ thực vật. Chính vì vậy, để Eat Clean, bạn nên loại dầu thực vật ra khỏi tủ bếp của mình.
>>>>>Xem thêm: Băng thun y tế là gì? Cách sử dụng băng thun y tế đơn giản tại nhà
Vậy câu hỏi Eat Clean là gì đã vừa được Kenshin giải đáp qua những thông tin trên, mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn lành mạnh này. Nếu muốn thực hiện Eat Clean, bạn nên bắt đầu thay đổi thực đơn, thói quen ăn uống dần dần từ hôm nay, tránh thực hiện đột ngột khi cơ thể chưa quen.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể