Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không?

Trong xét nghiệm công thức máu có nhiều chỉ số. Trong đó, MCV và MCH là các chỉ số quan trọng. Chỉ số này cao hay thấp hơn bình thường đều cảnh báo các vấn đề khác nhau về sức khỏe. Vậy chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không?

Bạn đang đọc: Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không?

Cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu với nhiều chỉ số và ký hiệu khác nhau có thể khiến chúng ta băn khoăn vì không thể đọc hiểu. Khi mang thai, các chỉ số xét nghiệm lại càng quan trọng vì là căn cứ để theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Nếu bạn chưa biết chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Tại sao bà bầu cần thực hiện xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là các loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu lấy từ người được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng các tế bào máu. Đặc biệt, các bà bầu cũng sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu ở một số mốc quan trọng để đánh giá sức khỏe của chính mẹ bầu và thai nhi.

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không 1

Kết quả xét nghiệm máu được dùng làm căn cứ giúp:

  • Xác định nhóm máu của bà bầu để phòng trường hợp mất máu nhiều cần truyền máu trong quá trình mang thai hoặc sinh con. Đặc biệt, xét nghiệm máu cho biết bà bầu có thuộc nhóm máu hiếm Rh hay không.
  • Đánh giá sức khỏe tổng quát và theo dõi tình trạng sức khỏe chung của bà bầu.
  • Xác định yếu tố Rh để kiểm tra xem bà bầu có yếu tố Rh- hay không. Nếu bà bầu có yếu tố Rh- trong khi người chồng có yếu tố Rh+, thai nhi sinh ra có thể mang yếu tố Rh+. Hậu quả là cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu của thai nhi. Lúc này để phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Globulin miễn dịch Rh cho mẹ.
  • Đánh giá xem người bà bầu thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai hay không để bổ sung sắt kịp thời.
  • Kiểm tra, phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi như: Cytomegalo, Rubella, viêm gan B, HIV, giang mai,… Qua xét nghiệm bác sĩ có thể đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra giải pháp phòng ngừa để hạn chế tổn thương cho thai nhi.
  • Phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu như hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bệnh Thalassaemia có thể gây thiếu máu cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Xét nghiệm máu làm Double test ở giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13 giúp phát hiện mắc hội chứng Down nếu có.
  • Xét nghiệm Triple test giúp phát hiện các rối loạn bẩm sinh ở thai nhi nếu có.
  • Xét nghiệm đường huyết thai kỳ ở tuần 24 – 28 của thai kỳ để chẩn đoán xem bà bầu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
  • Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý gây triệu chứng nghi ngờ ở bà bầu, theo dõi tình trạng bệnh hiện có và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý nền ở bà bầu.

Chỉ số MCV và MCH có ý nghĩa gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai phản ánh điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của hai chỉ số này trong xét nghiệm máu.

MCV là viết tắt của từ Mean Corpuscular Volume (thể tích trung bình của hồng cầu). Chỉ số này phản ánh thể tích trung bình của các tế bào hồng cầu trong máu.

MCH là viết tắt của từ Mean Corpuscular Hemoglobin (lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu). Chỉ số này phản ánh lượng huyết sắc tố (Hemoglobin) trung bình có trong các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến khắp các tế bào, các mô trên cơ thể. Loại protein này cũng nhận CO2 từ mô bào, đưa về phổi và đào thải ra ngoài cơ thể. Đồng thời, các chất cặn bã cũng được thu về để đưa đến các cơ quan bài tiết ra ngoài cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không 2
MCV và MCH là các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai phản ánh điều gì?

Chỉ số MCV và MCH dù cao hay thấp cũng đều phản ánh các tình trạng sức khỏe bất thường. Vậy chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai nói lên điều gì?

Chỉ số MCV thấp khi mang thai

Chỉ số MCV của bà bầu được tính từ lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu. Một người khỏe mạnh bình thường có chỉ số MCV khoảng 80 – 100 femtoliter/lít. Nếu chỉ số này dưới 80 femtoliter/lít có nghĩa là đang thấp so với chuẩn. Chỉ số này thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo của:

  • Hội chứng tan máu bẩm sinh: Là tình trạng xảy ra khi hemoglobin có trong hồng cầu có cấu trúc bất thường khiến quá trình vận chuyển oxy đến tế bào bị gián đoạn và khiến các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây thiếu máu nghiêm trọng.
  • Tình trạng thiếu sắt ở thai phụ do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất máu mãn tính, hoặc rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh.
  • Tình trạng nhiễm độc chì ở bà bầu do hít phải sơn, mỹ phẩm, tính chất nghề nghiệp,…
  • Suy thận ở bà bầu do hoại tử ống thận, vỏ thận cấp.
  • Các bệnh lý khác liên quan đến Hemoglobin như hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh Porphyria.

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai có sao không 3

>>>>>Xem thêm: Rong kinh khám ở đâu? Địa chỉ khám và điều trị rong kinh hiệu quả

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai không tốt cho cả bà bầu lẫn thai nhi

Chỉ số MCH thấp khi mang thai

Chỉ số MCH được đánh giá là bình thường nếu dao động ở mức 27 – 33 picogram (pg)/tế bào. Nếu chỉ số MCH dưới mức này được đánh giá là thấp và có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng như:

  • Thiếu sắt trong máu: Do sắt là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố nên khi thiếu sắt, chỉ số MCH sẽ thấp. Tình trạng này thường gặp ở mẹ bầu ăn chay trường hoặc có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
  • Thai phụ mắc bệnh Celiac cũng có thể khiến chỉ số MCH thấp hơn bình thường.
  • Thai phụ bị thiếu một số vitamin quan trọng như vitamin B cũng khiến chỉ số này xuống thấp.

Thai phụ có chỉ số MCH thấp trong giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi chỉ số này xuống quá thấp, bà bầu sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, da tái nhợt, chóng mặt, bầm tím trên da,…

Chỉ số MCV và MCH thấp khi mang thai rõ ràng phản ánh tình trạng sức khỏe không tốt của người mẹ. Điều này cũng gây những ảnh hưởng nhất định với thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ và đi khám khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Sau khi đã xét nghiệm máu và được bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng gặp phải, bà bầu cần tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để sớm đưa các chỉ số này về mức bình thường.

Xem thêm: Lỡ uống rượu khi mới mang thai có sao không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *