Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ nếu mẹ bầu vẫn ốm nghén, chán ăn thì đó có thể là dấu hiệu bất thường khi mang thai. Việc chán ăn khi mang thai tháng thứ 4 sẽ gây suy nhược cơ thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và con.
Bạn đang đọc: Vì sao mẹ bầu lại chán ăn khi mang thai tháng thứ 4?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 4. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra phương pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp nhé.
Contents
Chán ăn khi mang thai tháng thứ 4, do đâu?
Buồn nôn và nôn
Tình trạng buồn nôn và nôn gây chứng chán ăn cho mẹ bầu
Buồn nôn và nôn gây chán ăn là tình trạng thường gặp trong khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mặc dù vậy, một số phụ nữ có thể gặp triệu chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 4. Cả hai trường hợp buồn nôn và nôn khi mang thai có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc ăn uống cũng như lượng thức ăn của thai phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự dao động của hormone leptin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG) khi mang thai có thể làm giảm sự thèm ăn, buồn nôn và nôn nhiều hơn. Theo một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai, trong số những phụ nữ thường xuyên bị buồn nôn và nôn, có đến 70% có sự suy giảm lượng thức ăn nhất định trong thai kỳ.
Thai phụ bị buồn nôn và nôn, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng cần tránh thức ăn béo hoặc cay nóng, tránh uống nước khi đang ăn và chia đều khẩu phần thành các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn. Hầu hết thai phụ có thể dễ dàng dung nạp đồ ăn mặn khô như bánh quy, cũng như các món ăn nhạt như ức gà nướng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai gặp phải trường hợp buồn nôn và nôn nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Thay đổi tâm trạng
Các tình trạng sức khỏe tâm lý khác nhau, bao gồm lo lắng và trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của thai phụ. Trầm cảm có thể thay đổi thói quen ăn uống, cụ thể là mất cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng giảm đi.
Hơn nữa, trầm cảm khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu giảm sự thèm ăn đối với thực phẩm lành mạnh, ngược lại làm tăng sự thèm ăn đối với thực phẩm không lành mạnh, từ đó giảm lượng chất dinh dưỡng quan trọng như folate, axit béo, sắt và kẽm.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc an toàn được sử dụng trong thai kỳ có thể gây ra tác dụng phụ, trong đó có tác dụng giảm sự thèm ăn. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc lo lắng có thể được chỉ định dùn các chất ức chế Serotonin có chọn lọc (SSRI) như Zoloft và Prozac. SSRI có thể làm giảm sự thèm ăn.
Tương tự, Olanzapine và Buprenorphine có thể gây tác dụng phụ là làm giảm sự thèm ăn.
Mẹ bầu chán ăn tháng thứ 4 phải làm sao?
Bổ sung đủ dưỡng chất
Tìm hiểu thêm: Dùng retinol bị lên mụn xử trí như thế nào?
Mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 4 cần ăn nhiều rau củ, trái câyPhụ nữ chán ăn khi mang thai tháng thứ 4 nên ưu tiên một vài loại thực phẩm để đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ và thai nhi. Nhiều loại thực phẩm sau đây có ưu điểm là dễ chế biến thành từng khẩu phần nhỏ, dễ tạo cảm giác no và dễ dàng tiêu hóa.
Bổ sung Canxi, sắt và Vitamin D trong giai đoạn thai kỳ tháng thứ 4 sẽ rất có lợi đối với thai nhi. Giai đoạn này bé cần bổ sung một lượng lớn Canxi để hoàn thiện hệ xương. Mẹ bầu cũng nên bổ sung 20 – 30mg sắt hàng ngày đủ để cung cấp máu cho thai. Tuy nhiên uống nhiều sắt sẽ gây táo bón, vì thế mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh. Một cách khắc phục tình trạng táo bón, đầy hơi khác là bổ sung đủ chất xơ khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cơ thể mẹ cần khá nhiều năng lượng khi mang thai tháng thứ 4. Mẹ có thể tăng cường các chất béo có lợi từ các loại quả, hạt giàu acid béo hoặc ăn các loại cá biển để bổ sung Omega 3, Omega 6, Omega 9. Tuy nhiên cá biển có chứa nhiều kim loại nặng nên mẹ lưu ý nên ăn ít hơn ba bữa mỗi tuần.
Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?
Để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nói trên, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhẹ giàu protein: Trứng luộc, đậu xanh nướng, sữa chua, phô mai, bánh quy giòn, gà tây, thịt gà thái lát hoặc giăm bông lạnh.
- Rau củ nhiều chất xơ: Khoai lang, cà rốt (hấp hoặc sống), đậu xanh và salad rau bina sống.
- Hoa quả ngọt và các thực phẩm giàu chất xơ: Bột yến mạch, các sản phẩm từ sữa lạnh như phô mai, trái cây sấy khô.
- Các loại hạt và tinh bột tốt: Quinoa, mì ống, gạo lứt, khoai tây nướng hoặc nghiền.
- Súp: Phở gà và súp gà.
- Chất lỏng: Nước xương và các loại sinh tố.
Mang thai tháng thứ 4 không nên ăn gì
Để hạn chế tình trạng bị chán ăn khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu nên tránh một số thực phẩm như sau:
- Đồ chiên rán;
- Các chất kích thích như các loại trà hay cafe;
- Các loại đồ uống có cồn;
- Quá nhiều đồ ngọt;
- Đồ sống hoặc thực phẩm để quá lâu.
Cách xử lý chứng chán ăn vào tháng thứ 4
>>>>>Xem thêm: Đắp mặt nạ bơ sữa chua có tác dụng gì?
Mẹ bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 4 cần biết nên ăn gì, kiêng gìLưu ý khi chữa chán ăn
Nếu mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng có liên quan đến buồn nôn hoặc nôn, mẹ có thể bổ sung gừng và Thiamine (Vitamin B1). Mẹ cũng có thể châm cứu trong quá trình thai nghén cũng mang nhiều lợi ích trong việc chữa chán ăn.
Có nhiều phương pháp điều trị buồn nôn và nôn nghiêm trọng bao gồm cả thuốc và dịch truyền tĩnh mạch. Nếu thai phụ bị mất cảm giác ngon miệng, làm thiếu hụt chất dinh dưỡng, họ có thể cần được bổ sung dinh dưỡng ở liều cao để khôi phục các chỉ số ở ngưỡng khỏe mạnh.
Nếu thai phụ thường xuyên bỏ bữa hoặc mất cảm giác ngon miệng hơn một ngày, họ nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm cân nặng khi sinh thấp, kém phát triển, ảnh hưởng đến các vấn đề hành vi ở trẻ và chức năng thần kinh. Phụ nữ mang thai trải qua cảm giác chán ăn kinh niên có xu hướng mắc bệnh thiếu máu, thai nhi phát triển bất thường và sinh non.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể chọn loại thức ăn bạn muốn ăn và tránh loại thức ăn mà bạn chán. Nhưng nếu bạn lại chán ăn những loại thực phẩm cơ bản, cần thiết cho thai kỳ, thì bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó từ những nguồn khác.
Bạn có thể tránh ăn loại đồ ăn bạn chán bằng việc thay đổi cách chế biến. Ví dụ, bạn không thích món salad vì cảm thấy buồn nôn, hãy thử cho thêm rau xanh vào món sinh tố trái cây, vừa ngon miệng nhưng vẫn có đủ lượng rau xanh mà cơ thể cần.
Giải pháp giảm buồn nôn và ốm nghén
Ốm nghén là một vấn đề thường gặp, đặc biệt là trong các tháng đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén cũng có thể sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn một số loại thực phẩm có mùi lạ, do vậy, bạn nên tránh những thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm dùng nhiều gia vị, nhất là cay. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn bánh quy giòn nguyên chất vào buổi sáng để dạ dày không bị đói và làm giảm tình trạng buồn nôn, uống trà gừng và thường xuyên uống vitamin dành cho người mang thai.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể