Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc?

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính là phương pháp điều trị được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với phác đồ nội khoa hoặc tình trạng viêm tai giữa nghiêm trọng, cấu trúc tai bất thường. Vậy, phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì khi chăm sóc người bệnh sau mổ viêm tai giữa mãn tính?

Bạn đang đọc: Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc?

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Ban đầu bệnh thường xuất hiện với triệu chứng nhẹ, ít ảnh hưởng đến cuộc sống nên người bệnh hay mang tâm lý chủ quan tự mua kháng sinh về uống với suy nghĩ bệnh vài ngày là khỏi. Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp viêm tai giữa kéo dài không được chữa trị đúng cách trở nặng thành viêm tai giữa mãn tính, nhất là ở trẻ em.

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc? Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ và là bộ phận quan trọng cấu thành tai

Làm thế nào để xác định viêm tai giữa mãn tính?

Để biết trường hợp nào người bệnh cần phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm và những dấu hiệu nhận diện căn bệnh này.

Trong cấu tạo tai được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa là khu vực chứa màng nhĩ, các xương con và các thông bào xương chũm.

Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa trong thời gian trên 3 tháng, hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Viêm tai giữa mãn tính với những biểu hiện như chảy mủ ra ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ, hoặc không chảy mủ nếu màng nhĩ không thủng.

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc? 1 Viêm tai giữa có thể được chẩn đoán thông qua hình ảnh nội soi

Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy căng tức, ù tai, đau tai nhẹ, nghe kém, sốt… Đặc biệt ở trẻ em chưa biết nói thường quấy khóc khi nằm, thay đổi thói quen ăn và ngủ, thường xuyên kéo vành tai… khi bị viêm tai giữa mãn tính. Viêm tai giữa được chia làm 2 nhóm gồm viêm tai giữa mủ mạn tính và viêm tai giữa có Cholesteatoma. Trong đó, phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính thường được áp dụng khi có Cholesteatoma.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mạn tính có thể phát sinh từ các bệnh lý ở tai khác như viêm tai giữa cấp, tắc nghẽn vòi eustachian, chấn thương, bỏng nhiệt hoặc do tác động can thiệp của y khoa, điển hình là sau khi đặt ống thông khí. Trong đó, viêm tai giữa cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi ống thông từ tai giữa đến cổ họng bị tắc khiến dịch tích tụ và không thể thoát ra ngoài, gây ra nhiễm trùng. Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính sẽ là giải pháp giúp người bệnh giải thoát khỏi tình trạng này.

Ngoài ra, viêm tai giữa mãn tính cũng có thể bắt nguồn do cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn. Đặc biệt, những người từng mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bị Down, hở hàm ếch hay có tiền sử gia đình nhiễm trùng tai là những đối tượng có nguy cơ bị viêm tai giữa cao.

Tìm hiểu thêm: Bị cảm khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm không?

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc? 4 Đau tai, ù tai là triệu chứng điển hình của viêm tai giữa

Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bị viêm tai giữa mãn tính thường chảy mủ tai nhầy, dính, không thối theo từng đợt. Nhưng càng về sau tình trạng này càng xảy ra thường xuyên hơn với mủ đặc, màu xanh, có mùi hôi thối. Đồng thời, khả năng nghe cũng bị giảm đi rõ rệt, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng đau âm ỉ ở tai.

Đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị đau dữ dội, và lan dần ra xương chũm và thái dương, kèm thêm ù tai, chóng mặt. Đặc biệt là thính lực giảm sút rõ rệt.

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính khi nào nên thực hiện?

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa hầu hết đều có thể khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng cho rằng bản thân không quá khó chịu, vẫn nghe được dù thủng màng nhĩ và không gặp khó khăn với tình trạng chảy mủ. Vậy có cần phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính không và nên áp dụng với những trường hợp nào?

Hai phương pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính phổ biến gồm điều trị nội khoa và can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Đối với điều trị nội khoa, các nhóm thuốc điều trị thường được chỉ định bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ tai. Thuốc kháng sinh có thể thay thế nếu triệu chứng của bạn không được cải thiện.

Ngoài ra, một số người bệnh khi điều trị kháng sinh kéo dài nhưng không đáp ứng, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định lấy mủ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Làm thuốc tai cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả điều trị,. trước khi dùng thuốc tai, bác sĩ sẽ sử dụng ống hút đã được vô trùng và que bông chuyên dụng để làm sạch mủ ở ống tai, sau đó dẫn lưu mủ từ tai giữa ra ngoài, lúc này việc sử dụng thuốc nhỏ tai sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính: Đối tượng chỉ định và lưu ý khi chăm sóc? 3

>>>>>Xem thêm: 1 cốc chè thập cẩm bao nhiêu calo? Có nên ăn nhiều chè không?

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính sẽ giúp giải quyết triệt để, tránh tái lại

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính được chỉ định để giảm biến chứng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp cần làm mổ viêm tai giữa mạn tính gồm:

  • Lỗ thủng màng nhĩ kéo dài hơn 6 tuần.
  • Chảy mủ tai kéo dài hơn 6 tuần dù đã được điều trị bằng thuốc.
  • Viêm tai giữa mãn tính có cholesteatoma.
  • Có dấu hiệu của viêm xương chũm mạn tính.
  • Nghe kém dẫn truyền.

Các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính phổ biến gồm:

  • Đặt ống thông tai bằng 1 ống nhỏ chen qua màng nhĩ, nối tai ngoài với tai giữa. Nhờ đó, dịch mủ sẽ được dẫn ra ngoài, khắc phục nhiễm trùng hiệu quả.
  • Phẫu thuật sửa chữa và thay thế xương nhỏ được chỉ định khi viêm tai giữa mạn tính lan rộng, gây hỏng màng nhĩ.

Những lưu ý khi chăm sóc sau mổ viêm tai giữa mãn tính

Chăm sóc sau phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị. Với người bệnh cần vá màng nhĩ đơn thuần có thể sẽ được ra viện sớm trong ngày hoặc sau một ngày lưu viện. Người bệnh cần được vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng cồn và nước sát trùng, đồng thời lấy đi các vật liệu chèn trong ống tai sau 7 – 10 ngày.

Bên cạnh đó, khi tai mới phẫu thuật còn chưa lành, người bệnh nên kiêng tuyệt đối nước vào tai. Nên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm trong trường hợp cholesteatoma tái phát.

An An

Nguồn Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *