Có rất nhiều trẻ vừa chào đời đã xuất hiện nanh sữa với những đốm trắng nhỏ ở lợi. Đây không phải hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến nhiều mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng vì không biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và nên xử lý như thế nào.
Bạn đang đọc: Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử trí
Một đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện luôn là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Chính vì thế, mỗi khi cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu khả nghi đều khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Nanh sữa chính là một trong những nỗi lo ấy.
Contents
Tìm hiểu chung về nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Nanh sữa là gì?
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của nanh sữa trước khi giải đáp nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Nanh sữa, nang lợi hay đẹn là thuật ngữ chỉ tình trạng khoang miệng của trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên lợi.
Những nang sữa này có thể xuất hiện đơn lẻ, nằm rải rác hoặc tập trung thành đám trên niêm mạc khẩu cái, xương hàm, bờ lợi, thậm chí ở vòm miệng. Nanh sữa thường có kích thước từ 1 đến 3mm và thường không gây đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ, chính vì thế hầu hết nanh sữa chỉ được phát hiện khi trẻ há miệng to hoặc mẹ rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ.
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có thể mọc ngay khi trẻ vừa chào đời hoặc xuất hiện trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ít gặp trẻ mọc nanh sữa muộn hơn ở 7 đến 8 tháng tuổi.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh mọc nanh sữa
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng nanh sữa là do tình trạng thừa canxi, cặn sữa do vệ sinh răng miệng không tốt, thậm chí là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, bản chất của nanh sữa sơ sinh chính là nanh vỏ mỏng bên trong có keratin. Hiểu rõ điều này chính là chìa khóa để giải đáp nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không.
Theo các chuyên gia, trong quá trình hình thành mầm răng trong xương từ lúc trẻ vẫn còn trong bụng mẹ, một số tế bào không bị phá hủy hoàn toàn, mà vẫn nằm trong xương hàm và hình thành nanh sữa. Với các trường hợp nanh sữa ở vòm miệng, nguyên nhân có thể do trong thời kỳ bào thai, các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi xuống dưới niêm mạc.
Tìm hiểu thêm: Tham khảo phác đồ điều trị sùi mào gà Bộ Y tế: Chủ động hiểu hơn về bệnh!
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nanh sữa sơ sinh không phải tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên ba mẹ vẫn vô cùng lo lắng khi trẻ gặp phải tình trạng này. Vậy nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, đa số trường hợp nanh sữa sơ sinh đều lành tính và có thể tự hết trong 2 tuần đến vài tháng. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp chăm sóc răng miệng không đúng cách, ba mẹ tự ý xử trí nanh sữa gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Lúc này, trẻ có thể bị đau nhức, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn,… và dễ gặp biến chứng nặng nề hơn. Do đó, khi phát hiện con bị nanh sữa, ba mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn phù hợp.
Xử trí nanh sữa sơ sinh bằng cách nào?
Bên cạnh việc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không thì xử trí chúng như thế nào cũng là điều ba mẹ rất quan tâm. Khi phát hiện trẻ sơ sinh ba mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi để biết mức độ ảnh hưởng của nanh sữa đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng nanh sữa sẽ có cách xử trí phù hợp và an toàn nhất.
Trường hợp trẻ không quấy khóc vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, ba mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Sau mỗi lần trẻ bú, ba mẹ hãy vệ sinh và sát khuẩn tay thật sạch, sau đó dùng gạc rơ lưỡi mềm tẩm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng lợi, lưỡi và khoang miệng của trẻ. Đồng thời, theo dõi tình trạng nanh sữa của trẻ cho đến khi chúng biến mất.
Trường hợp nanh nữa khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ bú hay thì ba mẹ cần gặp bác sĩ để xác định xem trẻ có bị nhiễm khuẩn hay không. Trong một số trường hợp, nanh sữa cần phải nhổ hoặc chích (lể) và điều trị để tránh tình trạng nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bài thuốc lá bàng chữa viêm tai giữa hiệu quả bạn có biết?
Quy trình nhổ hay chích nanh sữa cho trẻ sơ sinh cũng đơn giản, không nguy hiểm nhưng vẫn yêu cầu người thực hiện phải thao tác nhanh và chính xác. Kỹ thuật nhổ, chích nanh sữa tốt sẽ giảm tổn thương vùng xung quanh, giảm chảy máu và giúp quá trình lành thương nhanh chóng hơn. Khi nhổ, chích, trẻ cũng được bôi thuốc tê để giảm đau, sau đó bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa rạch nanh sữa, lúc này nó sẽ tự vỡ để giải phóng những chất màu trắng hoặc vàng nhạt. Sau khi xử trí nanh sữa, ba mẹ cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để vết thương nhanh hồi phục trở lại. Quá trình này có thể mất khoảng vài ngày tùy thuộc vào vết rạch và cơ địa của trẻ.
Nanh sữa có thể gặp ở bất cứ đứa trẻ nào mà không có dấu hiệu báo trước. Vì thế, khi đã hiểu rõ nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, ba mẹ hãy bình tĩnh theo dõi để tìm phương án phù hợp. Tuyệt đối không tự ý chích, rạch hay làm theo cách chữa dân gian truyền miệng sẽ rất dễ “tiền mất tật mang” ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể