Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thường gặp những vấn đề hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi gây cản trở đường hô hấp. Do đờm và chất nhầy chứa trong khoang đường thở gây khó thở, nghẹt thở. Cha mẹ thường hay dùng giải pháp hút mũi cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh có nên hút mũi không?

Bạn đang đọc: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc hút mũi cho trẻ sơ sinh như: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? Có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh?… Để trả lời những thắc mắc của nhiều ông bố bà mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Khi nào cha mẹ cần phải hút mũi cho bé?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì vậy trẻ rất dễ mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc quá nóng hay quá lạnh cũng khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở.

Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không ?-1 Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Hầu như các triệu chứng này đều có nguyên nhân là do chất nhầy, đờm hoặc dị vật mắc ở đường thở gây ra tình trạng nghẹt mũi. Đờm thường xuất hiện ở xoang mũi, cây phế quản và cuống phổi… gây nên tình trạng tắc nghẽn ở đường thở. Vì vậy trẻ sơ sinh sẽ thở khò khè, khó thở và nước mũi chảy nhiều.

Dịch đờm trong khoang đường thở nhiều sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn, trẻ khó thở thậm chí có thể gây suy hô hấp. Vì vậy trẻ cần được cha mẹ hút đờm, dịch nhầy để giải phóng đường thở được thông thoáng và trẻ sẽ hô hấp dễ dàng hơn.

Đối với trẻ sơ sinh thì việc hút mũi, chất nhầy là điều cần thiết bởi vì trẻ không thể tự xì mũi hay khạc đờm ra ngoài được. Khi trẻ gặp phải tình trạng sổ mũi, có đờm và dịch nhầy, cha mẹ nên hút đờm cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh có nên hút mũi không?

Việc hút đờm và chất nhầy trong đường thở cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Bởi vì dịch nhầy gây bít tắc đường thở khiến trẻ khò khè, khó thở. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tự xì mũi hoặc khạc chất nhầy ra khỏi đường thở vì vậy việc giúp sức của cha mẹ là cần thiết. Khi hút mũi và chất nhầy ra khỏi đường thở sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ để hút mũi cho trẻ rất dễ dàng và thuận tiện.

Tìm hiểu thêm: Top 7 sản phẩm dầu gội trị rụng tóc sau sinh hiệu quả, an toàn

Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?-2 Nên hút mũi cho trẻ sơ sinh mấy lần 1 ngày thì tốt

Cha mẹ không nên dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ sơ sinh. Khi thấy trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên hút mũi cho trẻ:

  • Nếu như trẻ có biểu hiện sốt cao, ngủ li bì kèm theo biểu hiện co giật, khó thở do có nhiều dịch nhầy trong mũi. Hoặc khi quá trình thở của trẻ không được đảm bảo do bị thiếu oxy.
  • Trẻ có nhiều đờm xanh, viêm mũi dị ứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thì cha mẹ nên tìm cách như hút mũi để làm thông thoáng đường thở cho trẻ.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Khi trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý về đường hô hấp sẽ khiến nước mũi chảy ra nhằm loại bỏ 1 phần vi khuẩn, vi trùng trong mũi. Bệnh càng nặng thêm thì dịch nhầy và nước mũi sẽ nhiều lên vì vậy sẽ làm cản trở đường thở khiến bé khò khè khó thở. Bé sẽ thấy khó chịu và quấy khóc, bỏ ăn.

Để giúp trẻ dễ thở hơn, sẽ thực hiện hút mũi nhằm loại bỏ bớt dịch nhầy và nước mũi, giúp cho mũi thông thoáng hơn, trẻ dễ thở hơn. Vậy hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là phù hợp? Một ngày cha mẹ chỉ nên hút mũi, dịch nhầy cho trẻ sơ sinh từ 1 – 2 lần. Nếu thực hiện nhiều từ 3 – 4 lần trở nên sẽ không tốt bởi vì có thể làm cho niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, khô rát làm bé bị đau. Đồng thời khi niêm mạc bị tổn thương sẽ là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh nên càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Cách hút mũi cho trẻ

Cha mẹ có nên đưa trẻ đi hút đờm không hay chỉ nên thực hiện ở nhà? Khi trẻ bị sổ mũi ngạt mũi cha mẹ có thể thực hiện tại nhà vì cách làm khá đơn giản. Cho bé nằm nghiêng về một bên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy. Sau vài phút dịch nhầy được làm loãng dịch nhầy có thể đi sâu vào khoang mũi dịch nhầy được thông. Nếu trẻ vẫn còn khò khè khó thở lấy ống hút hút chất nhầy từ mũi trẻ ra. Chất nhầy trong mũi đi ra tùy thuộc vào lực hút. Nhớ vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ để sử dụng cho những lần sau.

Lưu ý khi hút mũi cho trẻ

Lưu ý khi thao tác hút mũi cho trẻ cần làm một cách nhẹ nhàng và đúng để tránh bị xây xát. Bởi vì niêm mạc vùng mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng chỉ cần làm không đúng cách có thể gây tổn thương cho trẻ.

Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?-3

>>>>>Xem thêm: Chụp MRI tiểu khung là gì? Vai trò của chụp MRI tiểu khung

Nếu sau 3 ngày hút đờm mà trẻ không bớt cần đưa trẻ đi khám.

Dụng cụ để hút đờm cho trẻ sơ sinh cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý. Sau khi sử dụng xong cũng phải thực hiện bước sát khuẩn để sử dụng cho lần kế tiếp.

Không nên hút đờm nhiều lần trong 1 ngày, lời khuyên của bác sĩ chỉ nên hút 1 – 2 lần/ngày bởi vì hút nhiều gây tổn thương niêm mạc là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi hút đờm cho trẻ, cần vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Một điều không nên làm là dùng miệng để hút mũi và dịch nhầy cho trẻ như vậy sẽ dễ lây nhiễm khuẩn cho trẻ.

Khi nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trước khi hút mũi mà trẻ hắt hơi thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Khi trẻ hắt hơi có thể làm một phần dịch nhầy thoát ra ngoài. Nếu như trẻ có phản ứng mạnh thì nên tạm dừng hút bởi vì khi trẻ giãy giụa có thể làm trầy xước.

Nếu sau 3 ngày thực hiện biện pháp hút đờm cho trẻ mà tình trạng vẫn không cải thiện trẻ vẫn sổ mũi ngạt mũi và khó thở thì nên đưa trẻ đi khám. Nguyên nhân nghẹt mũi có thể có một bệnh lý nào đó như viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Bác sĩ sẽ xem xét và có hướng điều trị phù hợp.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh là một cách làm hiệu quả giúp lấy hết dịch nhầy và đờm khiến cho đường thở thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên không được lạm dụng vì làm quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc trẻ. Niêm mạc bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm cho bệnh nặng thêm. Đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi miệng…

Thông tin trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho các phụ huynh hiểu rõ được cách hút mũi cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời cha mẹ cũng biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe đường hô hấp cho trẻ.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *