Mề đay sắc tố là tình trạng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mề đay sắc tố là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu mề đay sắc tố là gì?
Mề đay sắc tố có mức độ nguy hiểm cao hơn mề đay thông thường, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Vậy bản chất mề đay sắc tố là gì? Tại sao lại xuất hiện tình trạng mề đay sắc tố? Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Contents
Mề đay sắc tố là gì?
Giống như mề đay, mề đay sắc tố kết quả của sự hoạt động quá mức của tế bào mast và bạch cầu ưa base gây giải phóng các chất trung gian hóa học như bradykinin, histamin, kallikrein… ở tầng trung bì của da. Các nốt đỏ nâu, nâu vàng, gây ngứa ngáy khó chịu có thể xuất hiện dày đặc hoặc phân tán ở phần sau của cơ thể, hay thấy nhất là ở trẻ nhỏ, cũng có thể gặp ở người trưởng thành.
Bệnh có thể biến mất sau khi trẻ lớn lên, các biến chứng hay gặp chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù hiếm thấy, sẽ tiến triển thành bệnh sarcoma tế bào mast (ung thư tế bào mast) hay bạch cầu mast.
Mề đay sắc tố là gì?
Dấu hiệu nhận biết mề đay sắc tố
Triệu chứng đặc trưng thường thấy ở những bệnh nhân mắc mề đay sắc tố có thể kể đến như:
- Nổi mẩn: Nổi mẩn nhiều trên da, có màu đậm hơn màu da bình thường, có thể mang màu nâu đậm, nâu đỏ hay đỏ.
- Vị trí: Thường nổi lên ở vùng sau cơ thể, đặc biệt là lưng, ít thấy ở vùng chân tay. Có thể lan ra khắp các vùng da lân cận.
- Tăng sắc tố trên da: Cũng như đã nói ở trên, các vùng da sẽ đổi màu sậm hơn bình thường. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.
- Ngứa ngáy khó chịu: Những cơn ngứa có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy trường hợp bệnh. Việc gãi cào, ma sát mạnh trên vùng da tổn thương sẽ giải phóng thêm histamin và làm các mảng mề đay tiếp tục lan ra trên các vùng da khác, dẫn tới phát ban hoặc nổi mụn nước.
- Quấy khóc: Trẻ thường khóc vì ngứa ngáy, dẫn tới bỏ bú, bỏ ăn, làm suy giảm sức đề kháng, dinh dưỡng của trẻ.
- Nhiễm trùng: Xảy ra khi bệnh mề đay đã ở mức độ nghiêm trọng do việc tác động mạnh vào vùng da đang tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hoại tử.
- Các dấu hiệu khác: Nếu bệnh xảy ra ở người lớn thì có thể thấy những triệu chứng không điển hình như: Tiêu chảy, tăng nhịp tim, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu…
Các vết mẩn nâu sẫm nổi trên lưng trẻ là dấu hiệu của mề đay sắc tố
Nguyên nhân gây mề đay sắc tố
Nguyên nhân gây nổi mề đay sắc tố chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có một số chuyên gia cho rằng có sự góp mặt của những yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Di truyền: Trường hợp này mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Do sự đột biến điểm ở nhiễm sắc thể 816 từ bố hoặc mẹ truyền lại cho thế hệ sau. Sự đột biến này sẽ gây sai sót trong việc truyền tín hiệu tới bạch cầu và tế bào mast, kích thích hoạt động miễn dịch quá mức.
- Cơ địa: Có thể có liên quan tới cơ địa dễ mắc những bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, hay cơ địa dễ dị ứng.
- Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp ghi nhận cơ thể nhiễm ký sinh trùng đường ruột, virus viêm gan B, C, HPV, nấm… cũng dễ mắc mề đay sắc tố hơn.
- Ma sát mạnh: Tình trạng này khá phổ biến, thường làm cho các phần da tổn thương nhiều hơn, lan ra xung quanh.
- Thuốc: Dị ứng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau trung ương như Morphine, thuốc nhỏ mắt dextran…
- Rượu.
- Căng thẳng, lo âu.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tắm nước lạnh có đốt calo không?
Ma sát mạnh khiến tình trạng mề đay trầm trọngBiến chứng của mề đay sắc tố
Mề đay sắc tố là một tình trạng bệnh lý không quá nghiêm trọng, hầu hết nó chỉ để lại những tổn thương trên da, gây mất thẩm mỹ, thâm sẹo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý bệnh nhân.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh gây ảnh hưởng đến các cơ quan bộ phận khác như gan, lách, tủy xương – cơ quan tạo máu. Hầu như các biến chứng này chỉ gặp ở người lớn.
Trong quá trình điều trị mề đay sắc tố, người bệnh có thể gặp những vấn đề không mong muốn như: Đái tháo đường, hội chứng da đỏ, kháng Insulin…
Cách điều trị mề đay sắc tố
Chưa có phương pháp hữu hiệu nào chữa được dứt điểm mề đay sắc tố, chủ yếu các biện pháp hiện nay tập trung vào điều trị triệu chứng, giảm thiểu sự khó chịu cho người bệnh.
Dùng thuốc trị mề đay sắc tố
Đây là phương pháp phổ biến nhất làm giảm triệu chứng của bệnh. Tùy vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân tới thăm khám mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc sẽ ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể, làm giảm đỏ rát, ngứa ngáy nổi mẩn do phản ứng của hệ miễn dịch.
- Thuốc Corticosteroid: Có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm tình trạng viêm sưng. Dạng dùng ngoài da như gel hoặc kem giúp người bệnh dễ sử dụng, ngoài ra còn có thể dùng đường tiêm. Tuy nhiên nếu lạm dụng Corticosteroid, sử dụng không đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể làm mỏng da, giãn mao mạch, hoại tử… nhất là với đối tượng là trẻ nhỏ.
- Fluocinolone acetonide: Là Corticosteroid dạng bôi ngoài ra, cần chú ý sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Băng Hydrocolloid: Giúp tăng sự hấp thu của thuốc trên da và nên thay băng thường xuyên để giữ vệ sinh.
Điều trị mề đay bằng cách thay đổi lối sống
Việc cải thiện lối sống hỗ trợ rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh, giúp tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nên áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế bia rượu.
- Mặc quần áo thoáng mát, sáng màu.
- Tránh sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ cay nóng như tiêu, ớt…
- Hạn chế việc chà sát, tác động mạnh trên da.
- Đối với trẻ nhỏ cần cắt móng tay thường xuyên để trẻ không cào xước phần da bị tổn thương.
- Vệ sinh da sạch sẽ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? 3 cách chữa trĩ hiệu quả tại nhà
Giữ vệ sinh sạch sẽ hạn chế tác dụng xấu mề đay gây raMề đay sắc tố tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần chú ý để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ – đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết trên mang lại, bạn đọc đã có thể hiểu rõ mề đay sắc tố là gì cũng như những thông tin xoay quanh tình trạng này. Đừng quên tiếp tục theo dõi Kenshin để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe khác bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể