Nang khe mang là gì? Phân loại nang khe mang

Nang khe mang là gì? Bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm này hay chưa? Thực chất, nang khe mang chính là một dị tật bẩm sinh, có thể gây ra những triệu chứng rõ ràng hoặc thậm chí là không rõ ràng cho người bệnh đến khi lớn lên.

Bạn đang đọc: Nang khe mang là gì? Phân loại nang khe mang

Là dị tật bẩm sinh phát triển từ khe mang thứ nhất đến khe mang thứ tư của phôi thai, nang khe mang phát sinh phổ biến nhất ở khe mang thứ hai. Nếu chưa biết được rõ cụ thể nang khe mang là gì, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nang khe mang là gì?

Nang khe mang là một dị tật bẩm sinh thường xuất hiện từ khi mới sinh. Dị tật này có thể gây ra những biểu hiện và cũng có thể không gây ra biểu hiện rõ ràng nào cho tới khi người bệnh đã trưởng thành. Nang khe mang có xu hướng phát triển ở vùng cổ bên, tạo ra bởi sự vùi kẹt của biểu mô khe mang trong thời kỳ bào thai. Nang sẽ có hình bầu dục hoặc hình tròn, có độ căng và độ đàn hồi với kích thước từ 1 đến 10cm. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của nang rất chậm.

Nang khe mang là gì? Phân loại nang khe mang1

Nang khe mang là dị tật bẩm sinh thường phát triển ở vùng cổ

Phân loại các loại nang khe mang

Dựa vào biểu hiện

Dựa vào những biểu hiện, nang khe mang được chia làm 3 dạng bao gồm: Dạng nang, dạng xoang và dạng lỗ dò.

  • Dạng nang: Nang có lớp biểu mô và không có lỗ thông thương ở bên ngoài. Do đó, dạng này có thể không gây ra triệu chứng và chỉ có thể được phát hiện một cách tình cơ qua việc thăm khám các bệnh lý khác. Đặc biệt hơn, các u nang này sẽ không gây ra biểu hiện cho đến thời điểm người bệnh trưởng thành.
  • Dạng xoang: Nang khe mang dạng xoang đảm nhiệm vai trò thông thương với da qua lỗ thông có thể quan sát được bằng mắt thường. Hoặc, các xoang này kết nối với bên trong thanh quản, lỗ thông trong trường hợp này chỉ được phát hiện thông qua thực hiện nội soi.
  • Các lỗ dò: Là sự kết nối giữa lớp da ở bên ngoài và thanh quản.

Dựa vào vị trí

  • Nang thứ 1: Đây là trường hợp khá hiếm gặp, chiếm khoảng từ 5 đến 25% tất cả dị tật nang. Loại nang này chứa ngoại bì, nằm ở vị trí dưới hàm hoặc xung quanh tai. Chúng cũng có thể xuất hiện ở bên cạnh dây thần kinh mặt, có lỗ mở ở bên dưới hàm và kết thúc bên trong ống tai ngoài.
  • Nang thứ 2: Đây là loại nang phổ biến thường gặp, chiếm khoảng 40% đến 95% dị tật khe nang và xuất hiện sau khi người bệnh được 10 tuổi. Loại nang khe mang này có chứa những xoang mở ở phần dưới của cổ là ngoại bì và trung bì. Nang thường nằm ở vùng dưới hàm hoặc góc hàm dưới. Bên cạnh đó, nang này cũng xuất hiện ở các nhánh dây thần kinh mặt bao gồm nhánh sâu, nhánh giữa và cả nhánh bề mặt. Thậm chí, chúng còn có thể đi sâu hơn, vào đến tận vùng amidan. Lúc này, mắt thường có thể dễ dàng quan sát được.
  • Nang thứ 3: Loại nang chỉ chiếm từ 2 đến 8%. Nang nằm ở gần tuyến giáp gắn trước vào xương đòn. Nang có đường đi từ lỗ mở của da đi sâu đến mỏm tim và ra sau động mạch cảnh trong. Và chắc chắn, nang này sẽ đi qua dây thần kinh hầu họng và dây thần kinh hạ vị. Sau đó, nang sẽ được kết nối với xoang pyriform nằm ở bên trong thanh quản.
  • Nang thứ 4: Đây là trường hợp nang hiếm gặp nhất, chiếm khoảng 1% dị tật khe nang và thường ở bên trái. Cho đến nay, cơ chế hình thành loại nang này vẫn chưa được xác định cụ thể. Nang khe mang thứ 4 có đường đi sâu vào động mạch cảnh chung hoặc vòm động mạch chủ, dưới cổ. Nang thường chạy đến dây thần kinh hạ vị và dây thần kinh thanh quản, có kết thúc ở đỉnh của xoang pyriform ở bên trong thanh quản.

Tìm hiểu thêm: Những chia sẻ về viêm lộ tuyến tử cung độ 3

Nang khe mang là gì? Phân loại nang khe mang2
Có nhiều loại nang khác nhau dựa vào biểu hiện và vị trí nang

Biểu hiện của nang khe mang như thế nào?

Nang khe mang thường có biểu hiện là một khối ở cổ, dưới cơ ức đòn chũm, ở ⅓ trên góc hàm dưới và nằm ngang mức phân đôi của động mạch cảnh gốc. Nang xuất hiện với tốc độ nhanh chóng chỉ khoảng từ 1 đến 3 tuần.

Ở trường hợp hiếm gặp, nang sẽ phát triển cao hơn dọc bờ cơ ức đòn chũm, xuất hiện phần lớn ở vùng mang tai, trước tai hoặc thấp hơn.

Các trường hợp nang xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi hoặc ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nang thường to khoảng 8cm và không thể di động. Khi sờ vào nang, người bệnh sẽ thấy cứng chắc, bên trong nang sẽ chứa nhiều dịch màu vàng và rất dễ bị nhiễm trùng nếu như người bệnh tác động vào. Nang vỡ sẽ tạo ra ở trên vùng da cổ một lỗ dò.

Hiện nay, phương pháp được chỉ định để điều trị cho các trường hợp nang khe mang thường là cắt loại bỏ nang và buộc đường ống tồn tại.

Nang khe mang là gì? Phân loại nang khe mang3

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc da bằng oxy tươi có thực sự hiệu quả?

Nang thường xuất hiện là một khối tròn bên dưới cổ

Phương pháp điều trị nang khe mang

  • Bác sĩ tiến hành rạch đường rạch ngang vào nang hoặc rạch song song cùng bờ trước cơ ức đòn chũm.
  • Nếu nang nằm ở vị trí sâu dưới cơ bám da cổ và lá nông của cân cổ, nằm phía trước và tựa trên bao cảnh thì sẽ cần thực hiện phẫu tích quanh bao nang để tách nang ra khỏi mô xung quanh.
  • Nếu nang bị thủng xẹp, khó lấy thì bắt buộc phải bơm chất lót mô mềm hoặc alginate để làm phồng nang trở lại. Nang phồng trở lại, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu tích tù bao quanh nang.
  • Sau đó, người bệnh cần sử dụng kháng sinh điều trị trong khoảng 10 ngày để loại bỏ tình trạng viêm hầu.

Nhìn chung, nang khe mang là dị tật bẩm sinh không quá phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, bên trong nang có chất dịch và nang có thể tiết dịch gây kích ứng da. Chính vì thế, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện của nang khe mang, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để tiến hành kiểm tra sớm và có phương pháp điều trị nang khe mang một cách phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *