Parvo là bệnh về viêm đường ruột thường xảy ra phổ biến ở chó. Mặc dù đã có vacxin để phòng ngừa nhưng chó vẫn có khả năng bị mắc bệnh này. Vậy căn bệnh Parvo ở chó có lây sang người hay không? Nguyên nhân và phòng ngừa bệnh thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không? Nguyên nhân là do đâu?
Canine parvovirus type 2 gây ra căn bệnh Parvo trên chó, đây là nguyên nhân gây viêm ruột cấp tính với các triệu chứng bệnh như đi vệ sinh ra máu, nôn ói, mệt mỏi,… ở chó. Ngoài bệnh dại, Parvo trên chó được đánh giá là có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Đối với những con chó không được điều trị kịp thời thì cơ hội sống vô cùng thấp.
Ngoài nguyên nhân, triệu chứng bệnh, nhiều chủ nuôi còn quan tâm đến vấn đề bệnh Parvo ở chó có lây sang người không. Kenshin sẽ giúp độc giả giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu cụ thể về bệnh Parvo (Parvovirus) ở chó
Bệnh Parvo (Canine parvovirus) còn được gọi là bệnh Parvovirus. Bệnh này do virus Parvo gây ra, khả năng lây nhiễm cao, lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong trên 80% chỉ trong vài ngày. Thậm chí, ở một số trường hợp, chó con vừa sinh ra đã chết đột ngột khi nhiễm virus Parvo do bị ngưng tim. Chính vì vậy, chủ nuôi nên chú trọng vào việc tiêm phòng và điều trị kịp thời để tránh cún mắc căn bệnh này.
Virus Parvo tác động chủ yếu lên đường tiêu hóa ở chó và có thể lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc với chó khỏe mạnh. Các mầm bệnh xuất hiện trong phân, ở môi trường hoặc con người. Loại virus này có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn, nước uống, vòng cổ, dây dắt hoặc quần áo của người tiếp xúc với chó đang bị bệnh.
Virus Parvo phát triển bền vững ở nhiệt độ cao và lạnh, độ ẩm cao hoặc khô và tồn tại ở môi trường trong thời gian dài. Bên cạnh đó, virus Parvo còn có thể truyền lây từ vị trí này đến vị trí khác qua lông hoặc chân của chó khi chúng giẫm lên chuồng, giày dép hoặc vật dụng chứa virus khác.
Bệnh Parvo xuất phát từ nguyên nhân nào?
Căn bệnh này ở thú cưng là do sự xâm nhập của Canine Parvovirus vào bên trong cơ thể. Chúng lây lan với tốc độ nhanh chóng, virus này thường trú ẩn ở trong phân và nước tiểu của chó. Khi chó khỏe mạnh tiếp xúc với phân, nước tiểu hoặc vết chó cắn từ chó bệnh, sẽ gây nhiễm chéo nhau. Đặc biệt, đối với chó từ 1 – 12 tháng tuổi, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh Parvo hơn so với chó trưởng thành.
Các triệu chứng cơ bản để nhận biết Parvo ở chó
Khi bị nhiễm bệnh Parvo, chó sẽ có các biểu hiện trong vòng 3 – 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Cụ thể các biểu hiện như sau:
- Uể oải và mệt mỏi;
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn;
- Đau bụng và chướng bụng;
- Sốt cao hoặc thân nhiệt thấp;
- Nôn mửa;
- Trong trường hợp nặng sẽ có tình trạng nhiễm trùng ruột, tiêu chảy và phân có lẫn máu;
- Nôn mửa và tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, làm tổn thương đường ruột và hệ miễn dịch sẽ gây sốc do nhiễm khuẩn. Nếu không chữa kịp thời, chó có thể tử vong trong vòng 48 – 72 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Vì vậy, nếu cún cưng xuất hiện các triệu chứng bệnh, chủ vật nuôi nên nhanh chóng mang các bé cún đến khám tại các cơ sở thú y uy tín để được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
Phương pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh Parvo
Để phòng ngừa Parvo ở chó, chủ vật nuôi nên chú ý tiêm ngừa đúng thời hạn và làm vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó. Đặc biệt là đối với chó con, chúng sẽ dễ dàng bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ không đủ để bảo vệ đến khi hệ miễn dịch đủ mạnh để có thể chống lại bệnh. Do đó, vấn đề tiêm phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chó giai đoạn dưới 12 tháng tuổi.
>>>>>Xem thêm: Người bị u xơ tử cung có được ăn lạc không?
Hạn chế cho chó con đến các nơi như công viên, lớp huấn luyện, cửa hàng thú cưng, dịch vụ chăm sóc thú cưng,… cho đến khi chó con được tiêm chủng lần đầu tiên.
Khi chó chưa tiêm chủng, chủ nuôi không nên cho chó ra bên ngoài hoặc tiếp xúc với chó bệnh, chó chưa rõ lịch tiêm ngừa. Ngoài ra, người sau khi tiếp xúc trực tiếp với cho bệnh cần phải rửa tay, xịt khử khuẩn bằng nước sát khuẩn chuyên dụng trước khi tiếp xúc với cún cưng. Tuy đã tiêm ngừa, một số con chó vẫn có thể bị mắc bệnh Parvo do không tự tạo được kháng thể để bảo vệ.
Không nên cho chó tiếp xúc, ngửi hoặc liếm phân của chó khác thải ra bên ngoài môi trường. Điều này có thể dễ làm cún cưng mắc các bệnh lây nhiễm không mong muốn.
Hãy dọn phân thú cưng sau khi chúng phóng uế để tránh tình trạng lây nhiễm Parvovirus hoặc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến con người và động vật khác.
Câu hỏi thắc mắc về bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?
Hiện nay, nhiều người nuôi chó cũng đang thắc mắc về vấn đề bệnh Parvo ở chó có lây sang người hay không. Tuy nhiên, Parvovirus B19 chỉ lây nhiễm từ người sang người và không thể bị nhiễm Parvovirus từ chó. Mặt khác, chó và mèo cũng không thể bị nhiễm Parvovirus B19 từ người bệnh.
Bệnh Parvo thường kéo dài khoảng bao lâu?
Chó mắc bệnh Parvo thường có biểu hiện bệnh trong vòng 3 – 10 ngày kể từ ngày đầu nhiễm bệnh. Chúng xuất hiện có triệu chứng như mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn, sốt,…
Ở những ngày tiếp theo, chú chó có thể bị sốt cao, thân nhiệt thấp và nôn trớ nhiều lần trong ngày. Sau đó, bệnh chuyển nặng hơn gây ra tiêu chảy, phân có lẫn máu, mùi tanh và khó chịu. Ngoài ra, virus này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây hiện tượng co giật ở chó.
Nếu không được điều trị kịp thời, chó bị mắc bệnh Parvo sẽ không qua khỏi sau 4 – 7 ngày. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Cún bao nhiêu tuổi có thể tiêm vắc xin Parvo?
Vắc xin phòng bệnh Parvo trên chó có thể tiêm khi cún của bạn đã đủ 5 hoặc 6 tuần tuổi.
Bệnh Parvo ở chó có chữa khỏi được không?
Bệnh Parvo có thể điều trị nếu với phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong trường hợp phát hiện muộn, tỷ lệ tử vong ở chó có thể lên đến 90%. Vì vậy, chủ nuôi cần thường xuyên quan tâm và chú ý đến sức khỏe chú cún cưng. Nếu có dấu hiệu bất thường, chủ nên nhanh chóng đưa đến khám tại thú y. Hiện nay, bệnh Parvo ở chó chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất là tiêm vacxin đầy đủ và tạo chế độ ăn uống lành mạnh cho cún cưng.
Bệnh Parvo không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng cún cưng mà còn ảnh hưởng đối với tâm lý của người nuôi. Hy vọng các thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn hiểu cụ thể hơn về các bệnh ở chó mèo và giải đáp thắc mắc bệnh Parvo ở chó có lây sang người không.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể