Tổng hợp những điều cần biết về nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngoài, bệnh thường xảy ra ở một bên và phổ biến vào mùa hè do tụ cầu khuẩn gây ra.

Bạn đang đọc: Tổng hợp những điều cần biết về nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài gây đau và khó chịu nhiều cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Cùng Kenshin tìm hiểu ngay về bệnh lý nhọt ống tai ngoài dưới bài viết này.

Nguyên nhân gây ra nhọt ống tai ngoài

Bệnh nhọt ống tai ngoài có thể tái phát nhiều lần hoặc diễn ra song song cả hai bên tai của bệnh nhân, các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Dùng các vật cứng vệ sinh tai, ngoáy tai gây xước da ống tai khiến vi khuẩn xâm nhập.
  • Do viêm tuyến bã nhờn hay nang lông ở ngoài ống tai.

Tổng hợp những điều cần biết về nhọt ống tai ngoài 1
Nhọt ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngoài

Khi vệ sinh tai không đúng cách, dùng các vật nhọn đâm vào tai không chỉ gây ra nhọt ống tai ngoài mà còn có thể gây ra các bệnh như thủng màng nhĩ, viêm tai giữa. Đối với các bệnh này có thể đem lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Chính vì vậy hãy luôn vệ sinh tai đúng cách, không nên hoặc hạn chế lấy vật nhọn đưa vào tai để lấy các ráy tai để bảo vệ sức khỏe.

Triệu chứng thường thấy của nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài không phải là bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng của nhọt ống tai ngoài diễn biến đa dạng, ở những trường hợp không giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, gây đau nhức cũng như ảnh hưởng tới nhiều bộ phận hơn. Thông thường các triệu chứng phổ biến đó là:

  • Người bệnh thường bị đau nhiều ở tai, sau đó đau lan ra các vùng lân cận như gáy, thái dương, đau miệng khi nhai, ngáp và đau dữ dội về đêm.
  • Ù tai và thính lực giảm khi nghe các tiếng thì thầm, âm thanh nhỏ.
  • Sưng và cảm thấy rất nhức ở tai hoặc sau tai.
  • Ống tai có nốt gờ đỏ, chạm vào sẽ rất đau. Sau sẽ to dần và ranh giờ nốt gờ bị mất dần, da xung quanh phù nề khiến lòng ống tai bị thu hẹp khó nhìn vào được màng nhĩ.
  • Có thể gây sốt hoặc sốt cao khi viêm sưng.
  • Một phần ống tai xung quanh tấy đỏ, ở giữa có mưng mủ trắng.

Tìm hiểu thêm: 100g đậu đỏ chứa bao nhiêu calo? Có hỗ trợ giảm cân không?

Tổng hợp những điều cần biết về nhọt ống tai ngoài 2
Nhọt ống tai ngoài gây đau nhức nhiều cho người bệnh

Những biến chứng có thể xảy ra do nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như là viêm hạch xung quanh tai, viêm bạch mạch sau tai. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể tồn tại chung với các bệnh lý về tai khác như viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm cấp. Chính vì vậy khi gặp các triệu chứng về tai, người bệnh không nên chủ quan vì dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não, mặt,… Người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị theo các chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp điều trị nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài có thể tự lành sau vài ngày hoặc một vài tuần, tuy nhiên khi nhọt to và gây ra tình trạng đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh

Trong giai đoạn sưng viêm và đau nhiều ở tai lan ra các vùng xung quanh, người bệnh cần dùng thêm thuốc khác sinh và giảm đau để cải thiện tình trạng trên. Hoặc có thể dùng nước ấm để chườm giúp giảm các cơn đau.

Khi nhọt đã già, bệnh nhân có thể tới bác sĩ chích mủ và sử các thuốc uống và bôi vào vết thương. Nhọt ống tai ngoài có thể tái phát lại nhiều lần, cái này vừa vỡ thì cái khác mọc lên bên cạnh.

Tuy nhiên với tình trạng đau tai và thấy có mủ chảy ra ngoài thì đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác là bị nhọt ống tai ngoài hay các bệnh lý về tai khác.

Phòng ngừa nhọt ống tai ngoài như thế nào?

Nhọt ống tai ngoài không phải là bệnh gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe người bệnh, nhưng triệu chứng đau nhức và khó chịu sẽ ảnh hưởng nhiều tới tinh thần mỗi người. Đây lại còn là bệnh lý dễ tái phát, chính vì vậy chúng ta cần phòng tránh bệnh bằng cách:

  • Khi vệ sinh tai không sử dụng các dụng cụ sắc nhọn, không ngoáy tai bằng các vật cứng và chà xát mạnh lên ống tai. Nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh đã được vô trùng, sạch khuẩn.
  • Không để các nước bẩn vào tai gây ứ đọng trong tai, từ đây tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi tai tổn thương chúng sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra các bệnh về tai.
  • Khi có các triệu chứng đau nhức, mưng mủ, chảy dịch thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng của tai.

Tổng hợp những điều cần biết về nhọt ống tai ngoài 3

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm hạch mạc treo nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?


Không sử dụng các dụng cụ sắc nhọn đâm vào tai

Trên đây là tổng hợp về bệnh lý nhọt ống tai ngoài và các phương pháp điều trị, phòng ngừa. Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc thuốc bôi, vệ sinh tai khi chưa xác định được bệnh lý mà mình đang gặp phải. Hãy thăm khám để được chỉ định chính xác nhất từ bác sĩ nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *