Nhiễm trùng mắt xảy ra khi vì lí do nào đó các vi sinh vật gây hại điển hình như: Vi khuẩn, nấm và virus… tấn công đôi mắt hoặc tại những khu vực xung quanh mắt, giác mạc hoặc kết mạc.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng mắt
Nhiễm trùng mắt gây ra những lo lắng nhất định cho người mắc phải do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Khi vi khuẩn, nấm hoặc những chủng virus tấn công, kết hợp với hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt. Tình trạng này khiến cho mắt bị đau, đỏ, kích ứng, viêm, chảy nước mắt, gây khó chịu cho người mắc phải. Thậm chí một số trường hợp nhiễm trùng mắt những không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến giảm thị lực.
Căn bệnh về mắt này khá phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, xảy ra ở một mắt hoặc ở cả hai mắt. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng trong cuộc sống, đặc biệt đối với nguyên nhân là do virus gây ra, bệnh có thể lây lan nhanh chóng thông qua dịch tiết ra từ mắt của người bệnh.
Contents
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng mắt là gì?
Bệnh nhiễm trùng mắt không những khiến cho bệnh nhân khó chịu tại cơ quan mắt nà còn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ. Không những thế, nhiễm trùng mắt có thể xảy ra ở một mắt hoặc cải hai mắt, khiến cho người bệnh cảm thấy phiền toái nhất định. Khi biết được những dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể phát hiện sớm, đồng thời nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng mắt:
- Mắt người bệnh bị đau và cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
- Người bệnh cảm thấy ngứa mắt.
- Cảm giác như có dị vật trong mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng chói, sợ ánh sáng.
- Mắt cảm giác nóng rát.
- Mí mắt đau khi chạm vào nhau, khó chớp mắt.
- Chảy nước mắt sống.
- Mắt đau rát, khó chịu và mờ mắt.
- Có dịch màu vàng, xanh hoặc trong suốt chảy ra từ mắt.
- Tròng trắng mắt bị đỏ.
- Mí mắt bị sưng đỏ hoặc thậm chí bị tím.
- Lông mi trở nên cứng hơn đặc biệt vào buổi sáng.
- Một số bệnh nhân bị sốt, gặp khó khăn trong việc đeo kính áp tròng hoặc sưng hạch bạch huyết ở gần tai.
Mắt bị đỏ có cảm giác khó chịu là dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng mắt
Những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến thường gặp là gì?
Tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp nhất ở nước ta là viêm kết mạc, lẹo mắt và nhiễm trùng giác mạc. Khi có dấu hiệu đau mắt dù nhẹ hay nặng, bệnh nhân đừng chủ quan mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị để bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng mắt do viêm kết mạc
Đối với bệnh nhiễm trùng mắt do viêm kết mạc, mắt thương hay bị đỏ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị nhanh chóng bằng thuốc.
Nhiễm trùng mắt do lẹo
Lẹo mắt là đốm sưng đỏ ở trên hoặc gần mí mắt, thường có chứa mủ và có thể gây đau cho người bệnh. Lẹo mắt sẽ xuất hiện khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng, phổ biến là do vi khuẩn Staphylococcus gây ra.
Tìm hiểu thêm: Ăn măng đau dạ dày không? Đối tượng nào không nên ăn?
Nhiễm trùng mắt do lẹo xuất hiện khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùngNhiễm trùng mắt do viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng viêm mãn tính có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mí mắt. Bệnh thường không lây nhiễm tuy nhiên gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nhiễm trùng mắt do loét giác mạc
Khi giác mạc vì lí do nào đó bị trầy xước những không được điều trị đúng cách và nhanh chóng, để lâu dần có thể gây ra sự nhiễm trùng mắt không mong muốn. Loét giác mạc là bệnh rất nguy hiểm và có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho người bệnh như: Sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn hoặc thậm chí có thể đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực của người bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt
Để có thể phòng tránh bệnh nhiễm trùng mắt hiệu quả, điều nhất thiết cần phải thực hiện là hạn chế đưa tay lên mắt. Việc luôn rửa tay thật kĩ và việc nên làm không những để phòng bệnh nhiễm trùng mắt mà còn phòng những bệnh có khả năng lây nhiễm khác. Cụ thể như sau:
- Trong trường hợp những trẻ em đi học, có thể trang bị nước rửa tay khô, sử dụng nhanh, dễ dàng và tiện lợi, giúp phòng bệnh nhiễm trùng mắt hiệu quả.
- Tập thói quen che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho để phòng tránh sự lây lan cho người khác nếu bản thân có mang mầm bệnh.
- Khi mắt đang bị nhiễm trùng, tuyệt đối không được trang điểm khu vực mắt cũng như không nên đeo kính áp tròng.
- Thường xuyên giặt drap trải giường, khăn tắm, áo gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Cần bảo vệ vùng mắt khỏi những loại hóa chất mạnh hoặc đeo kính bảo hộ khi phải tiếp xúc với hóa chất.
- Đối với những người cơ địa bị dị ứng, nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng để ngăn ngừa những triệu chứng mắt đỏ khi bước vào mùa dị ứng.
- Nên trang bị các dụng cụ và các biện pháp bảo hộ mắt khi phải làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi ô nhiễm.
- Nên trang bị kính mát khi di chuyển ngoài trời nhằm tránh bụi và dị vật có thể bay vào mắt.
- Trong trường hợp bị hở mi, nhất thiết cần trang bị kính bảo vệ mắt.
- Tuyệt đối không dùng tay dụi mắt.
- Không được tự sử dụng các dụng cụ để tự lấy dị vật trong mắt.
- Không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt về sử dụng cho mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng những loại thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ đắp trực tiếp lên mắt.
- Nên cũng cấp đủ vitamin A và omega 3 cho mắt và thường xuyên chớp mắt để phòng tránh tình trạng khô mắt.
>>>>>Xem thêm: Hiểu về nấm ống tai ở trẻ em để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Rửa tay sạch sẽ giúp phòng chống bệnh nhiễm trùng mắtBệnh nhiễm trùng mắt thường do vi khuẩn, nấm hoặc do virus gây ra khiến người bệnh bị khó chịu, tầm nhìn hạn chế và mất tự tin khi giao tiếp. Việc củng cố hệ miễn dịch của cơ thể bằng việc trân trọng sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, ngủ sớm hơn, không thức khuya, dành thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Chúc cho các bạn có đôi mắt khỏe và sáng nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể