Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là gì, nguyên nhân và các biến chứng của bệnh? Làm sao để có thể trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ hiệu quả và triệt để nhất?
Bạn đang đọc: Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi và một số cách điều trị hiệu quả
Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là tình trạng bệnh luôn khiến các mẹ quan tâm, vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ về lâu dài. Tuy nhiên, để có thể phòng ngừa được bệnh nấm lưỡi ở trẻ cũng như cách điều trị khi trẻ bị nấm lưỡi quả là một điều không hề dễ dàng.
Contents
Như thế nào là nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi?
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi còn được biết đến là căn bệnh tưa lưỡi, do nấm Candida Albicans, loại nấm men có trong khoang miệng của trẻ gây nên. Biểu hiện thường gặp của bệnh thông thường là sẽ xuất hiện các dấu chấm trắng nhỏ ở đầu lưỡi rồi dần lan rộng ra, tạo thành các mảng trắng bám trên bề mặt lưỡi của trẻ.
Khi tình trạng này kéo dài, nấm sẽ ăn khắp lưỡi, khiến trẻ bị mất vị giác, chán ăn, lười ăn và thậm chí là gây đau buốt lưỡi, khiến việc ăn uống và bú sữa trở nên khó khăn. Trường hợp nặng nhất, trẻ có thể sẽ bị viêm phổi do nấm mọc dày vào đường thở, rồi lan xuống khu vực dạ dày, khiến tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề dẫn đến tiêu chảy.
Hình ảnh minh họa vi khuẩn Candida Albicans
Các nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi
Do mẹ bị nấm sinh dục
Nấm lưỡi được biết đến là loại bệnh nấm miệng rất thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này cũng có nhiều lý do, hầu hết là vì một số nguyên do dưới đây:
Khi còn trong bụng mẹ, nếu mẹ bị nấm sinh dục, trẻ có thể sẽ bị nhiễm nấm từ mẹ khi sinh nở. Chính vì vậy, khi mang thai người mẹ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để được bác sĩ hướng dẫn, xử trí tránh lây sang cho bé.
Do hệ thống miễn dịch của trẻ
Một trong những nguyên do chính khiến cho trẻ bị mắc nấm lưỡi còn là do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị thiếu cân, sinh non, suy dinh dưỡng cũng rất dễ bị nhiễm nấm lưỡi.
Do sử dụng kháng sinh không đúng cách
Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu phụ huynh không cho trẻ sử dụng đúng cách rất dễ khiến cho hệ vệ sinh của răng miệng bị mất cân bằng, nấm miệng từ đó cũng sinh sôi và phát triển.
Ngoài ra, khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc ngậm các dụng cụ ti giả, núm ti… không vệ sinh hoặc đã bị nhiễm nấm từ trước cũng có thể khiến cho trẻ mắc phải căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Đậu Adzuki là gì? Có những lợi ích gì với sức khỏe?
Trong những năm đầu đời, trẻ rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt
Các biến chứng và mức độ nguy hiểm của nấm lưỡi
Nấm lưỡi ở trẻ vốn không nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ. Tuy nhiên, việc không điều trị dứt điểm và triệt để, rất dễ khiến bệnh nấm lưỡi quay lại với tốc độ phát triển nhanh hơn so với ban đầu và lan ra toàn bộ khoang miệng của trẻ. Thậm chí có thể gây biến chứng đến các cơ quan hô hấp khiến trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…
Ngoài ra, nấm lưỡi còn có thể lan rộng xuống các bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa, gây ra hội chứng khó nuốt, nôn trớ và đau tức ngực ở trẻ. Trong thời gian dài nếu không kịp thời điều trị, lưỡi của trẻ có thể sẽ bị đau rát, khiến trẻ bỏ ăn, dẫn đến ảnh hưởng hệ tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
Cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ
Vì đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhưng nếu không tích cực điều trị triệt để sẽ khiến cho tình trạng bệnh kéo dài, để lại những biến chứng nguy hiểm cũng như tạo cơ hội khiến cho bệnh tái phát cùng cường độ mạnh hơn. Nếu như trẻ bị mắc bệnh nấm lưỡi, ba mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây.
Sử dụng rau ngót
Dùng rau ngót để trị nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là một bài thuốc dân gian được ông bà ta truyền lại từ xa xưa. Thời nay, khi y học phát triển, ta đã tìm ra trong lá ngót có chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng như axit amin thiết yếu, canxi, photpho, vitamin C…
Ngoài ra, rau ngót còn được cho là bài thuốc có khả năng tiêu độc, thanh huyết, trị ho vô cùng hiệu quả trong Y học cổ truyền và có khả năng trị nấm miệng ở trẻ một cách an toàn.
Hướng dẫn dùng lá ngót:
- Dùng 10g lá ngót tươi mang đi rửa sạch rồi giã nát với nước sau đó vắt lấy nước.
- Chuẩn bị gạc mềm quấn ở đầu ngón tay rồi cho vào nước lá ngót sau đó lau nhẹ lên lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ.
- Dùng 2 – 3 lần/ngày.
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh có công dụng trong việc làm mát và thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, với thành phần nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Vì vậy lá trà xanh cũng được xem là bài thuốc có công dụng trị nấm lưỡi.
Hướng dẫn dùng lá trà xanh:
- Đun lá trà xanh với một chút nước và vài hạt muối rồi để nguội.
- Lấy nước trà đã nấu đánh tưa lưỡi cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 9 tháng tuổi chưa biết bò, ba mẹ có nên lo lắng?
Lá trà xanh rất an toàn và lành tính với trẻ
Sử dụng cỏ nhọ nồi kết hợp mật ong
Cỏ nhọ nồi hay còn được biết đến với tên gọi là cỏ mực, vốn là một loài cây dại có ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Tuy vậy, loài cây này lại có công dụng cầm máu, hạ sốt, chữa bạc tóc, đau dạ dày cũng như nấm miệng cực kỳ hiệu quả.
Hướng dẫn dùng cỏ nhọ nồi:
- Lấy cỏ nhọ nồi rửa sạch rồi giã cùng 10ml nước.
- Lấy hỗn hợp 10ml đã giã trộn cùng 1ml mật ong nguyên chất.
- Dùng bông hoặc vải mềm thấm hỗn hợp rồi thoa lên lưỡi, lợi và khoang miệng của trẻ.
- Có thể làm như vậy từ 2 – 3 lần/ngày.
Kết luận:
Qua một số thông tin về nấm miệng ở trẻ 3 tuổi, mong rằng Kenshin đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Để phòng ngừa, ba mẹ nên có phương pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, cũng như áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp khi trẻ mắc bệnh.
Hằng Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể