Tình trạng rách sụn chêm bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi bệnh nhân, tuổi tác và các yếu tố bệnh nền có ảnh hưởng tới quá trình điều trị hay không.
Bạn đang đọc: Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi? Cần chú ý điều gì khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng?
Bất kể lứa tuổi nào cũng có thể bị rách sụn chêm, đặc biệt là người lớn tuổi thường mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp gối. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về những bài tập và lưu ý để quá trình hồi phục rách sụn chêm của người bệnh được rút ngắn hơn.
Contents
Làm sao để biết bản thân đã bị rách sụn chêm khớp gối?
Sụn chêm khớp gối là phần sụn có hình bán nguyệt, nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi ở trên và mâm chày phía dưới. Sụn có thêm chức năng hấp thụ và phân tán lực lên trên khớp gối nên rất dễ bị tổn thương.
Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi?
Khi mới rách sụn chêm, người bệnh vẫn đi lại được bình thường mà không có bất kỳ dấu hiệu gì. Thậm chí các vận động viên có thể chơi thể thao và tiếp tục luyện tập. Sau đó trong vòng 1 tuần, người bệnh sẽ cảm nhận được sự sưng tấy ở đầu gối, vận động khó khăn hơn. Sau đây là các dấu hiệu bạn đã bị rách sụn chêm:
- Đầu gối sưng đau.
- Khi vận động có cảm giác tiếng lục cục trong khớp gối.
- Khó co duỗi đầu gối.
- Cảm thấy đau nhói khi ấn vào khe khớp gối.
- Khó khăn khi di chuyển.
Khi vừa có các dấu hiệu đầu tiên, nhất là sau khi có sự va chạm hoặc chấn thương trong thể thao, bạn cần nghĩ đến tình trạng rách sụn chêm khớp gối. Để được thăm khám sớm và có phương pháp chữa trị phù hợp. Các phương pháp giúp kiểm tra khi có sự nghi ngờ bị rách sụn chêm khớp gối như sau:
- Nội soi: Nắm được chính xác mức độ tổn thương của sụn chêm và các bộ phận cấu tạo nên khớp gối.
- Chụp cộng hưởng từ: Cho ra kết quả và chẩn đoán chính xác về vị trí, tình trạng của phần sụn chêm bị tổn thương.
- Chụp X-quang: Đánh giá tình trạng sụn chêm khớp gối.
Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi?
Thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật rách sụn chêm còn phụ thuộc vào chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vị trí tổn thường của người bệnh như sau:
- Rách vị trí 1/3 ngoài (cùng trung tâm): Là khu vực có lưu lượng máu tốt dễ lành vết thương và phục hồi nhanh chóng.
- Rách 2/3 trong (vùng trung gian): Là một vị trí khó liền và không thể hồi phục nhanh chóng do máu cấp ít hơn vùng ngoài, nuôi dưỡng vết thương kém. Vì thế đa số các trường hợp thường sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị rách sụn chêm.
- Rách khu vực 1/3 trong: Là nơi hoàn toàn không thể liền lại các tổn thương khi bị rách sụn chêm, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cắt bỏ phần rách.
Xác định vị trí rách sụn chêm để đánh giá được thời gian hồi phục.
Các vết thương của rách nội soi thường có hình dạng vết rách dọc, vết rách kẹt khớp, vết rách quai xô,… Quá trình thăm khám và nội soi sớm sẽ giúp quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị các thương tổn khớp gối hiệu quả hơn.
Chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật
- Vệ sinh, thay băng vết mổ mỗi ngày sau từ 7 – 10 ngày cắt chỉ.
- Sau khi tiểu phẫu, người bệnh cần được cố định chân bằng nẹp tối thiểu 3 tuần. Nếu chọn giải pháp khâu sụn chêm thì thời gian cố định sẽ lâu hơn.
- Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục vết mổ cần sử dụng nạng trong 1 tháng để hạn chế tối đa lực tác động vào đầu gối.
- Người bệnh cũng cần kết hợp các bài tập phục hồi để duy trì sức mạnh, dẻo dai và ổn định của đầu gối.
- Tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Review bàn chải đánh răng được ưa chuộng hiện nay
Vận động nhẹ sau phẫu thuật giúp duy trì được độ linh hoạt của khớp gối.Cần chú ý điều gì khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật?
Việc cân nhắc tần suất luyện tập phù hợp với cơ địa mỗi người là điều vô cùng cần thiết sau quá trình phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách chế biến hành tỏi an toàn cho sức khỏe
Các bài tập, vận động tại chỗ khuyến khích người bệnh rách sụn chêm khớp gối nên tập luyện.- Không tập cố sức để mau hồi phục.
- Sau khi tập có thể chườm đá khoảng 20 phút để giảm phù nề.
- Cần tạm ngưng vận động nếu thấy trạng thấy đầu gối sưng phù. Cần cố định phần vết thương và chườm lạnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để sử dụng thuốc hợp lý giảm phù nề.
- Lưu ý khi di chuyển, hạn chế tình trạng té ngã.
- Để các đồ vật cần thiết trong tầm với, không cố vươn người lấy hoặc di chuyển nhiều.
- Khi vào khu vực nhà vệ sinh, cần có người dìu dắt để không trơn trượt.
- Sử dụng dép vừa chân, đủ ma sát, đế không mòn.
Cuối cùng, việc rách sụn chêm bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cách luyện tập và nghỉ ngơi đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Từng độ tuổi sẽ có tình trạng cơ thể khác nhau, quá trình hồi phục cũng khác nhau. Cụ thể nếu rách sụn chêm ở trẻ em sẽ hồi phục nhanh hơn người lớn rất nhiều nhờ vào cấu trúc xương vẫn chưa phát triển hết, dễ lành mọi tổn thương.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể