Bạn có biết những đặc điểm nấm gây bệnh trên người? Nấm gây bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây để có kiến thức nhận biết khi mắc phải.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về đặc điểm nấm gây bệnh trên người
Nấm và bào tử của chúng luôn xuất hiện xung quanh chúng ta nên việc tiếp xúc và mắc phải các bệnh về nấm rất phổ biến. Vậy đặc điểm nấm gây bệnh trên người là gì? Cần làm gì để phải chống nấm gây bệnh trên người? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về các đặc điểm nấm gây bệnh trên người.
Contents
Tìm hiểu các loại nấm gây bệnh trên người phổ biến
Nấm gây bệnh trên người được phân thành rất nhiều loại khác nhau dựa theo nhiều yếu tố. Một số loại nấm sau đây là xuất hiện phổ biến nhất:
- Nấm Candida: Đây là loại nấm gây ra nhiễm trùng nội tiết gồm nấm âm đạo, nhiễm trùng miệng và nhiễm trùng da.
- Nấm Dermatophytes: Đây là loại nấm gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng móng. Từ đó dẫn đến bệnh nấm da, nấm bàn chân cũng như nấm móng.
- Nấm Malassezia: Đây là loại nấm thường xuất hiện tại những vùng da có nhiều dầu. Chính vì vậy khi nhiễm phải loại nấm này người bệnh có thể mắc phải các bệnh như viêm da dầu và nấm da dầu.
- Nấm Aspergillus: Đây là loại nấm gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cho người bệnh.
Đặc điểm nấm gây bệnh trên người
Phát triển trong môi trường ẩm ướt: Nấm thường sẽ phát triển và lây lan tốt nhất trong môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy những người có da ẩm, da dầu thường sẽ tạo cơ hội để nấm phát triển.
Làm thay đổi màu da: Các loại nấm gây bệnh trên người thường làm thay đổi màu da người bệnh. Tuy nhiên màu sắc làm thay đổi thành sẽ tùy thuộc vào loại nấm, mức độ cũng như vị trí nhiễm nấm.
Ngứa và kích ứng: Khi bị nhiễm nấm, người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau và kích ứng vùng da nhiễm nấm.
Khiến da bong tróc: Có khá nhiều trường hợp sau khi nhiễm nấm làn da của người bệnh trở nên khô và bong tróc. Đây chính là kết quả của việc làn da bị nấm ăn mòn.
Cách phòng chống nấm gây bệnh cho người
Nấm rất dễ lây lan và phát triển, nên cần có các biện pháp phòng tránh để không mắc phải các bệnh về nấm, gây tổn hại sức khỏe và khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh nhiễm nấm dựa trên các đặc điểm nấm gây bệnh trên người:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Sau khi tắm xong nên lau khô cơ thể, tránh cơ thể bị ẩm ướt tạo môi trường để nấm phát triển. Đặc biệt những vùng ẩm ướt như nách, bẹn càng cần phải lau khô kỹ. Có thể sử dụng những loại xà phòng tắm có khả năng chống nấm để tăng thêm hiệu quả làm sạch và phòng chống nấm sinh sôi.
- Mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay quần áo: Nên lựa chọn những trang phục được may với chất liệu mát, không mặc quần áo quá chật, chưa khô hẳn.
- Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải, giày dép,…
- Thường xuyên cắt tỉa cũng như chăm sóc móng để móng không bị tổn thương cũng như bị nhiễm nấm. Đặc biệt nếu có dấu hiệu bị nấm móng thì càng cần phải cắt tỉa móng gọn gàng.
Tìm hiểu thêm: Sẹo lồi bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Làm thế nào để chữa trị khi nhiễm nấm gây bệnh?
Căn cứ vào loại nấm, vị trí nhiễm nấm và tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với từng loại. Cụ thể, để chữa trị nấm gây bệnh trên người có thể áp dụng các cách sau:
- Sử dụng thuốc kháng nấm: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng nấm khác nhau, các loại thuốc này cũng được chia thành nhiều dạng như: Dạng viên uống, thuốc bôi ngoài da điều trị nấm để người bệnh dễ dàng sử dụng.
- Thay đổi lối sống và vệ sinh: Người bệnh cần chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Luôn đảm bảo vùng bị nhiễm được sạch sẽ, khô ráo, không cho nấm có cơ hội phát triển và lây lan.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng nhiễm trùng nấm. Thông thường người bệnh sẽ giảm sử dụng các món ăn có chứa đường và carbohydrate để nấm không còn nguồn dinh dưỡng để phát triển.
Sau khi đã mức độ nhiễm nấm đã được chữa trị thuyên giảm thì cần áp dụng những biện pháp để tránh tái nhiễm. Người bệnh nên hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân để tránh việc lây lan.
Mặc dù nấm không gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng các bệnh về nấm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị. Trong điều kiện thuận lợi bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và thường nặng hơn lần trước, nên rất khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, khi mắc phải các bệnh về nấm cần thăm khám bác sĩ để có được cách điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất.
>>>>>Xem thêm: Trượt đốt sống ra trước (L4,L5) và những điều cần biết
Qua bài viết các bạn đã được giới thiệu về đặc điểm nấm gây bệnh trên người. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những loại nấm gây bệnh trên cơ thể người. Bên cạnh đó, các bạn có thể nắm được cách phòng chống cũng như điều trị nếu chẳng may bị nhiễm nấm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể