Nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào?

Nấm miệng bị đỏ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc. Việc nhận biết đặc điểm của căn bệnh này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị của chúng ta.

Bạn đang đọc: Nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào?

Vậy nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào? Hãy theo dõi phần nội dung bài viết dưới đây để được lý giải cụ thể về vấn đề này nhé.

Làm thế nào để biết bản thân mắc chứng nấm miệng bị đỏ?

Những người khi mắc chứng nấm miệng thường xuất hiện các mảng màu trắng đục như phô mai và bám loang lổ ở mặt trong má, vòm miệng, lợi và bề mặt lưỡi. Các mảng này bị sưng đỏ, có thể bị gồ lên hoặc chảy máu.

Nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào? Cách điều trị1 Nấm miệng bị đỏ

Thời gian đầu, các biểu hiện của nấm miệng thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Tuy nhiên, khi mầm bệnh bắt đầu tồn tại trong thời gian dài thì ngoài việc bị đỏ tại vùng bị nấm miệng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất hiện các mảng màu kem trắng ở vùng má bên trong, trên vùng lưỡi, đôi khi ở trên vòm miệng, amidan, lợi.
  • Có sự tổn thương giống như pho mát cottage.
  • Xuất hiện tình trạng đau, chảy máu nếu như bị tổn thương do cọ xát.
  • Góc miệng bị nứt.
  • Mất mùi vị, có cảm giác bông ở trong miệng.
  • Tổn thương khi lan xuống thực quản sẽ gây ra cảm giác khó nuốt và mắc nghẹn tại cổ họng.

Đối tượng có nguy cơ mắc chứng nấm miệng bị đỏ

Người bị nhiễm trùng candida và nấm miệng thường có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bởi lẽ do bệnh lý hoặc các loại thuốc như thuốc kháng sinh, prednisolone sẽ làm mất sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể. Bên cạnh đó, các đối tượng như người bị HIV, đường huyết cao, nhiễm trùng nấm men âm đạo, ung thư… cũng là những đối tượng có nguy cơ bị nấm miệng rất cao.

Nấm miệng bị đỏ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đối với trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh. Mặc dù vậy, đối với bệnh nhân bị HIV, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vì sẽ gây khó khăn khi nuốt và cảm giác đau đớn khi ăn. Nếu như nấm lan sang các bộ phận khác như gan, phổi, hệ tiêu hóa thì sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của những bộ phận này.

Tìm hiểu thêm: Gãy đầu xa xương cánh tay có triệu chứng gì? Làm thế nào để khắc phục?

Nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào? Cách điều trị2 Bệnh nấm miệng gây ra cảm giác khó chịu khi ăn uống

Nấm miệng bị đỏ có lây truyền không?

Người bị nấm miệng bị đỏ rất dễ lây cho người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Nấm gây ra tưa miệng cũng sẽ làm nhiễm trùng nấm men tại các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó mà các con đường lây lan của căn bệnh này hết sức đa dạng. Miệng bị nấm, nhiễm nấm men dương vật hay nhiễm nấm âm đạo sẽ có khả năng lây truyền cho bạn tình thông qua con đường quan hệ tình dục, kể cả con đường quan hệ bằng miệng hay qua đường hậu môn. Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo và truyền nấm sang cho con khi sinh.

Người bị nấm miệng phải làm sao?

Nguyên tắc khi điều trị nấm miệng đó là nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của nấm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng trạng, tuổi tác và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Việc điều trị thường dựa trên các đối tượng sau:

Trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú

Nên thực hiện việc điều trị cho trẻ sơ sinh và mẹ đang cho con bú để loại trừ khả năng bị nhiễm trùng trở lại. Theo đó, bạn nên dùng các loại thuốc kháng nấm nhẹ cho trẻ và dùng kem chống nấm vú cho mẹ.

Nếu như trẻ dùng núm vú thì bạn cần rửa sạch núm vú bằng dung dịch nước chuyên dụng hằng ngày rồi phơi khô để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Bên cạnh đó, nếu như bạn dùng máy hút sữa thì cũng nên rửa sạch các bộ phận và có thể tháo rời khi tiếp xúc với sữa bằng dung dịch nước và giấm.

Người lớn khỏe mạnh và trẻ em

Những đối tượng này có thể chỉ cần dùng sữa chua không đường hoặc sử dụng viên nang acidophilus để có thể khôi phục lại những vi khuẩn thông thường trong cơ thể. Bên cạnh đó, họ có thể dùng thuốc kháng nấm đã được bác sĩ kê đơn để giúp tình trạng được cải thiện tốt hơn.

Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch

Thuốc kháng nấm thường bao gồm dạng nén, dạng viên hoặc dạng lỏng. Mặc dù vậy, Candida albicans có thể kháng lại những loại thuốc chống nấm ở bệnh nhân bị HIV giai đoạn cuối. Khi đó, thuốc amphotericin B có thể được dùng để thay thế cho các thuốc khác.

Nấm miệng bị đỏ thường gặp ở những đối tượng nào? Cách điều trị3

>>>>>Xem thêm: Xạ trị – Những vấn đề thường gặp

Nấm miệng bị đỏ có thể được điều trị bằng các loại thuốc tây thông thường

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng, có một số thuốc kháng nấm sẽ khiến cho gan bị tổn thương. Chính vì vậy, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm chức năng gan trước khi được cho thuốc và điều trị kéo dài ở những người có tiền sử bị bệnh gan.

Nấm miệng bị đỏ mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu như không được điều trị dứt điểm, bạn sẽ rất có khả năng bị nhiễm trùng Candida toàn thân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hiện tại. Chính vì vậy, khi nhận thấy có những dấu hiệu của nấm miệng đỏ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *