Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Không hiếm bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về mức độ nguy hiểm, các mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này tại nhà an toàn, hiệu quả.

Bạn đang đọc: Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Theo thống kê, có khoảng 50% thai phụ phải đối mặt với tình trạng phù chân, trong đó có 20% do nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp mẹ biết một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai hiệu quả tại nhà.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân khi có thai

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là khái niệm chỉ tình trạng mạch máu chân bị sưng, nổi gồ. Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng thấy đường tĩnh mạch màu xanh, tím ngoằn ngoèo. Vị trí thường bị suy giãn tĩnh mạch là bắp chân.

Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu 1

Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu

Bên cạnh dấu hiệu gân nổi gồ dưới bề mặt da thì suy giãn tĩnh mạch chân còn gây nên những triệu chứng như chân nặng nề, đau nhức, đi lại khó khăn, sinh hoạt khó chịu và thậm chí là khiến mẹ bầu mất ngủ. Những nguyên nhân dưới đây gây suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai:

  • Nội tiết tố thay đổi: Hormone sinh dục nữ progesterone tăng lên khi mang thai gây giãn và sưng tĩnh mạch.
  • Lưu lượng máu thay đổi: Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở chân.
  • Thai nhi phát triển chèn ép tĩnh mạch: Bào thai càng phát triển, kích thước tăng dần khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, nhất là tĩnh mạch chủ dưới khiến máu bị giảm lưu thông gây nên chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Di truyền hoặc mẹ có tiền sử bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai: Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên và tiến triển nặng thêm nếu gia đình đã có người bị suy giãn tĩnh mạch hoặc mẹ đã bị suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước.
  • Nguyên nhân khác: Thừa cân, béo phì, mang đa thai, đứng lâu, công việc phải đi nhiều khiến tĩnh mạch ở chân có thêm áp lực.

Suy giãn tĩnh mạch chân ở thai phụ có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai chủ yếu gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho thai phụ, chẳng hạn như ngứa, đau và mất thẩm mỹ trong thời gian ngắn. Mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai tại nhà để khắc phục. Tuy vậy, vẫn có số ít trường hợp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch diễn tiến thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Dù căn bệnh này không nguy hiểm nhưng vẫn có mức độ ảnh hưởng nhất định. Huyết khối lớn khiến tĩnh mạch căng ra, gây nhiều triệu chứng như nóng, sưng, vùng da xung quanh đỏ tấy, có thể gây đau.

Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu 2

Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu

Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt, mẹ bầu hãy đi khám và điều trị tại bệnh viện uy tín. Nguyên nhân là huyết khối nặng có thể gây tình trạng nhiễm trùng các khu vực xung quanh. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng huyết khối dưới đây thì thai phụ hãy nhanh chóng đến bác sĩ:

  • Chân bị sưng phù mức độ nặng;
  • Sốt kèm theo cơn ớn lạnh;
  • Da chân bị loét hoặc thay đổi màu sắc.

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch bề mặt do suy giãn tĩnh mạch dễ bị nhầm lẫn với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Nữ giới thường xuyên phải nằm trong thời gian dài hoặc mắc chứng rối loạn đông máu có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh có thể không có triệu chứng nhưng cũng có thể gây sưng đau cẳng chân, đùi, mắt cá chân, đặc biệt là khi bệnh nhân co hoặc duỗi chân. Vì thế, thai phụ hãy biết cách phân biệt chứng suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai để thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Thai phụ cần lưu ý rằng, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không biến chứng thành xuất huyết tĩnh mạch, hình thành khối tĩnh mạch sâu… nguy hiểm tính mạng. Thế nhưng đối với bà bầu thì quá trình điều trị lại càng thêm khó khăn do đa phần các thuốc điều trị đều không được khuyến cáo sử dụng cho người đang mang thai.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về ưu – nhược điểm của cách xóa rạn da sau sinh

Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu 3
Tập thể dục là một trong các mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Chính vì thế, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai sau đây để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này:

  • Vận động thường xuyên, tập thể dục nhẹ nhàng: Việc vận động có tác dụng giảm bớt áp lực gây ra trong lòng tĩnh mạch nhờ việc cải thiện, thúc đẩy máu lưu thông. Chưa kể, nó còn giúp thai phụ ngăn ngừa béo phì, thừa cân khi mang thai. Mẹ có thể kết hợp nhiều bộ môn vận động, thay phiên tập mỗi ngày như đi bộ, tập yoga, nâng cao chân…
  • Dùng vớ y khoa cho bà bầu: Lực siết được thiết kế trong vớ y khoa giúp tạo áp lực thúc đẩy máu trong tĩnh mạch lưu thông ổn định. Mẹ bầu không nên chọn vớ quá chật và cần hỏi ý kiến bác sĩ nên chọn loại nào trước khi sử dụng.
  • Nâng cao chân: Mẹ hãy tập thói quen nâng cao chân bất cứ lúc nào khi có điều kiện để giảm hiện tượng bắp chân, bàn chân sưng phù, giảm chứng tê bì do suy giảm tĩnh mạch hiệu quả.
  • Kiểm soát cân nặng: Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng thai phụ nên ăn càng nhiều càng tốt để thai nhi phát triển ổn định. Thực tế, mẹ cần kiểm soát cân nặng bằng khẩu phần ăn uống để tránh bị suy giãn tĩnh mạch chân cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cách điều trị bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch chân

Nếu như các mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai tại nhà không cho hiệu quả khả quan, thai phụ cần đi khám để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như điều trị nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật hay các điều trị bổ trợ. Để bệnh được chữa hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp các phương pháp với nhau.

Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai an toàn cho mẹ bầu 4

>>>>>Xem thêm: Tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?

Mẹ bầu cần đi khám để khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

Việc chữa giãn tĩnh mạch ở bà bầu chủ yếu là chỉ định đeo vớ tĩnh mạch kết hợp với điều trị bổ trợ. Sau khi sinh em bé, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm một phần. Sản phụ vẫn cần tiếp tục điều trị bình thường bằng sự kết hợp của phương pháp nội khoa và bổ trợ. Đối với điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc đối với sản phụ sau sinh vì sẽ ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

Để không đối diện với bệnh suy giãn tĩnh mạch bà bầu, các mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và lối sống sinh hoạt lành mạnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Bạn hãy nâng cao sức khỏe bản thân và thai nhi để có một thai kỳ ổn định nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *