Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà bạn nên biết

Bạn muốn tìm hiểu về lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ thì hãy tham khảo một số thông tin được Kenshin tổng hợp ở trong bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà bạn nên biết

Lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ là một căn bệnh xuất hiện gần đây. Tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết rõ về loại bệnh này cũng như phác đồ điều trị của nó ra sao. Ngày hôm nay hãy cùng với Kenshin tìm hiểu về nó nhé.

Giới thiệu về lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh viêm mãn tính gây tổn thương đa cơ quan. Thông thường hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhưng khi bị lupus ban đỏ thì hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô ở các bộ phận phận khác nhau. Với hoạt động bất thường này của hệ thống miễn dịch dẫn đến những tổn thương mô và từ đó trở thành bệnh.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ thì có khoảng 1,5 triệu người bị mắc phải bệnh lupus đỏ hệ thống. Những người gốc Phi, châu Á, người Mỹ bản địa có nguy cơ mắc nhiều hơn những người da trắng. Loại bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Và độ tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất là những người trẻ có độ tuổi từ 14 trở lên.

Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà bạn nên biết 1
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh viêm mãn tính

Những nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ hệ thông ở người trẻ

Hiện nay, theo như y học thì vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên căn bệnh này cũng có một số nguyên nhân mà bạn cần tham khảo trước khi đi vào các phác đồ của bệnh như:

  • Di truyền: Thường những ca bệnh mà các bệnh viện gặp phải đều do trong gia đình của các bệnh nhân có anh – chị – em ruột mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy nguy cơ mắc bệnh của những người có gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ hệ thống cao gấp 20 lần so với người thường.
  • Môi trường: Nếu như bạn tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời,… thì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và từ đó mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Nội tiết: Căn bệnh này thường gặp ở những người trẻ từ 14 – 45 tuổi. Đặc biệt là ở những độ tuổi đang thay đổi nội tiết tố như sau khi mãn kinh, ngoài ra lupus ban đỏ ở phụ nữ mang thai cũng thường nặng lên.

Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4

Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà bạn nên biết 2
Nguyên nhân bị lupus đỏ do di truyền, môi trường và nội tiết

Biểu hiện của lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ

Khi bạn có dấu hiệu của bệnh thì sẽ bắt đầu hoang mang và muốn tìm hiểu biểu hiện của căn bệnh này như thế nào. Các triệu chứng của lupus ban đỏ có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng hoặc nhiều năm do một số nguyên nhân như di truyền, môi trường hoặc nội tiết. Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà chúng mình vừa tổng hợp đượ

  • Bệnh lupus ban đỏ có biểu hiện như gầy, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng hay đau các khớp nhỏ, đau cơ hoặc rối loạn kinh nguyệt.
  • Khoảng 3/4 bệnh nhân còn nổi các ban đỏ bất thường trên da như: Ban cánh bướm ở mặt, hoặc ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi.
  • Tổn thương nội tạng như ở tim là tràn dịch màng tim, viêm cơ tim.
  • Tổn thương phổi là tràn dịch màng phổi, viêm phổi.
  • Tổn thương thận là viêm cầu thận.
  • Tổn thương hệ thần kinh là bị co giật, rối loạn tâm thần.
  • Tổn thương hệ tạo máu là sẽ bị thiếu máu hoặc xuất huyết

Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ

Để có thể hướng người bệnh đến một kết qủa tốt nhất thì đầu tiên các bác sĩ cần khám chẩn đoán để ra được các triệu chứng. Sau đó sẽ vẽ ra một phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống và điều trị cho bệnh nhân của mình bằng cách:

Điều trị cấp cứu

Với cách điều trị này các bác sĩ sẽ hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn nếu có.

Điều trị ức chế miễn dịch

Các bác sĩ sẽ sử dụng Hydroxycloroquin sau đó sẽ khám mắt trước khi điều trị. Lưu ý sễ khám 6 tháng/lần. Ngoài ra các bác sĩ sẽ điều trị một số tổn thương khác như:

  • Tổn thương huyết học sẽ giảm bạch cầu và thiếu máu, giảm tiểu cầu thì truyền Methylphrednisolone truyền IVIG hoặc thay huyết tương.
  • Kháng thể antiphospholipid.
  • Tổn thương hô hấp có thể dẫn đến viêm/tràn dịch màng phổi sẽ truyền Methylphrednisolone. Còn xuất huyết phổi cấp thì thông khí hỗ trợ và điều trị như khi bị tổn thương thận.
  • Tổn thương tim mạch có thể tràn màng dịch tim nên truyền Methylphrednisolone.
  • Tổn thương da, khớp thì sử dụng Prednison liều thấp.

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, bạn phải có đơn thuốc của bác sĩ kê thì mới sử dụng dụng cách điều trị trên nhé.

Một số biện pháp cải thiện khi mắc bệnh lupus ban đỏ

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì đây là một số biện pháp có thể giúp bạn cải thiện được cuộc sống cũng như làm chậm tiến độ của bệnh:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp,…
  • Thời gian nghỉ ngơi được sắp xếp một cách hợp lý.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Không nên sử dụng các loại bia, rượu gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.

Phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ mà bạn nên biết 3

>>>>>Xem thêm: Vô sinh sau quai bị và những điều mà bạn cần biết


Thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Vậy là Kenshin đã tổng hợp những thông tin về cách phác đồ tiếp cận lupus ban đỏ hệ thống ở người trẻ. Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức để hiểu và chữa cho căn bệnh này một cách nhanh nhất.

Thuỷ Tiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *