Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả, có lâu không là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những người đang muốn tiến hành xét nghiệm này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu xét nghiệm lao bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả còn tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm bạn chọn lựa. Vì vậy tốt hơn hết, bạn nên chủ động thăm khám, tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp xét nghiệm lao phù hợp và khoảng thời gian có kết quả chính xác. Cùng theo dõi nhé!
Contents
Xét nghiệm lao bằng cách soi đờm tìm AFB
Soi đờm AFB (Acid Fast Bacillus test) là phương pháp xét nghiệm lao bằng cách sử dụng mẫu đờm của người bệnh chiếu trực tiếp dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn lao hay không.
Người bệnh cần tạo cơn ho để ho ra dịch đờm với chất dịch nhầy đặc, lượng đờm này cần lấy từ sâu trong cổ họng với lượng vừa đủ để đảm bảo cho quá trình xét nghiệm có kết quả chuẩn xác nhất. Đáng lưu ý, lao là bệnh lý dễ dàng lây nhiễm trong cộng đồng do đó khi lấy mẫu bệnh phẩm cần đặc biệt thận trọng, tránh để lây lan.
Xét nghiệm lao bằng cách soi đờm tìm AFB
Nếu đối tượng cần xét nghiệm AFB là trẻ em – đối tượng không có khả năng ho khạc để lấy mẫu bệnh phẩm thì có thể lấy dịch đờm hoặc dịch trong dạ dày.
Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả? Nếu xét nghiệm lao bằng các lấy dịch đờm AFB thì thời gian thông thường cần khoảng 1 – 3 ngày. Cụ thể, mẫu bệnh phẩm dịch đờm cần được lấy 2 lần/ ngày, 1 lần vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, lần 2 sẽ lấy sau khi thăm khám và cần lấy liên tiếp trong 3 ngày. Các mẫu đờm sau khi lấy sẽ được kiểm tra, phân tích và có kết quả trong cùng ngay khám.
Xét nghiệm lao bằng phương pháp nuôi cấy bao lâu có kết quả?
Khác với phương pháp soi đờm, phương pháp nuôi cấy đờm không chỉ có hiệu quả với bệnh lao mà còn hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về hô hấp khác.
Bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm nuôi cấy đờm nếu có các triệu chứng như: Mệt mỏi, khó thở, ho sốt,… Sau xét nghiệm có thể xác định được chính xác căn bệnh bạn gặp phải, có thể là bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản,…
Ưu điểm có thể dễ dàng thấy được của phương pháp này chính là độ chính xác cao nhưng nhược điểm là thời gian xét nghiệm khá lâu và chi phí tốn kém bởi đòi hỏi các trang thiết bị máy móc hiện đại trong quá trình thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?
Xét nghiệm lao bằng phương pháp nuôi cấy bao lâu có kết quảNếu mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường đặc thì thời gian để có kết quả sẽ dao động từ 3 – 6 tuần và nếu sau 2 tháng không có sự tồn tại của vi khuẩn lao thì mới có thể khẳng định không mắc bệnh.
Còn khi mẫu đờm được nuôi cấy trong môi trường lỏng thì khoảng thời gian này có thể rút ngắn từ 8 – 15 ngày.
Xét nghiệm lao bằng kỹ thuật Xpert MTB/RIF hiện đại
Với sự phát triển của Y học hiện đại ngày nay, thì Chương trình chống lao quốc gia nước ta đã bắt đầu triển khai kỹ thuật XpertMTB/RIF giúp chẩn đoán bệnh lao nhanh chóng với độ chính xác trên 90%. Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả – với phương pháp này thì chỉ cần 2 giờ đồng hồ.
Như vậy, xét nghiệm lao bao lâu có kết quả chính xác còn tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm, dấu hiệu bạn đang gặp phải. Tốt hơn hết, khi nghi ngờ mắc bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất với bạn, do đó, bạn không cần lo lắng gì cả.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em phụ nữ
Hãy uống nhiều nước trước khi làm xét nghiệm laoMột số lưu ý khi xét nghiệm lao
Để kết quả xét nghiệm được chính xác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy uống nhiều nước thậm chí có thể uống thuốc long đờm vào ngày hôm trước khi lấy đờm.
- Buổi sáng đi xét nghiệm bạn cần nhịn ăn, chỉ uống nước lọc, không dùng dung dịch súc miệng hay các chất sát trùng khoang miệng để tránh các chất này làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Mẫu bệnh phẩm đờm được xem là đạt chuẩn nếu bạn lấy đúng quy trình và có lượng vừa đủ. Theo đó, bạn cần súc miệng với nước lọc, hít thở sâu để tạo cơn ho. Cuối cùng, hãy ho khạc thật mạnh lượng đờm từ sâu trong cổ họng ra cốc xét nghiệm. Đậy nắp và đưa cho kỹ thuật viên.
- Mẫu đờm mang xét nghiệm cần có độ sánh đặc, được khạc sâu từ bên trong phổi với dung tích ít nhất 2ml. Nếu không đáp ứng được, bạn cần lấy lại mẫu đờm để kết quả xét nghiệm được chuẩn xác nhất.
Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả không quan trọng bằng việc kết quả xét nghiệm lao như thế nào. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lao, nên tiêm vắc xin phòng lao phổi, không nên hút thuốc – dù trực tiếp hay gián tiếp, tránh xa môi trường khói bụi, ô nhiễm và thận trọng khi tiếp xúc với những người mắc bệnh lao – vì căn bệnh này có khả năng lây nhiễm cao. Và chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Cuối cùng, chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe!
Lại Thảo
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể