Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất

Đánh bóng bàn bị đau lưng là tình trạng phổ biến ở các vận động viên và nhiều người tập luyện bộ môn này. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy áp dụng những cách xử lý sau.

Bạn đang đọc: Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất

Bóng bàn là môn thể thao đối kháng an toàn, ít chấn thương hơn bóng đá, bóng rổ… Tuy nhiên, bóng bàn cũng đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Bởi vậy, không tránh khỏi những trường hợp người tập bị chấn thương. Trong đó, phổ biến nhất là những chấn thương phần lưng, gây đau lưng khi đánh bóng bàn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý đúng đắn nhất khi gặp phải tình trạng này nhé!

Nguyên nhân đánh bóng bàn bị đau lưng

Nhiều người thắc mắc không biết liệu đánh bóng bàn bị đau lưng bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến người chơi bị đau lưng khi đánh bóng bàn như:

Do căng cơ

Căng cơ là một trong số nhiều những chấn thương khi chơi bóng bàn dễ gặp nhất, đặc biệt là khi chơi ở những giải đấu có tính cạnh tranh cao. Việc thay đổi chuyển động đột ngột theo nhiều hướng khác nhau cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Với những người mới chơi và không quen với việc hoạt động mạnh, bạn cũng rất dễ bị đau nhức phần lưng.

Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất 1 Đánh bóng bàn bị đau lưng là chấn thương thường gặp

Do nhức mỏi

Bóng bàn đòi hỏi người chơi phải đúng trong hàng giờ đồng hồ liên tục, nên cơ lưng là nhóm cơ chịu áp lực nhiều nhất. Nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi chơi bóng bàn là do người chơi hoạt động trong nhiều giờ liên tục khiến trọng lượng cơ thể dồn hết vào lưng. Cơ thể bạn càng ít được nghỉ ngơi thì phần xương sống lưng càng phải chịu đựng lâu hơn.

Tình trạng này thường gặp nhất ở những người già, khi hệ thống xương khớp không còn được dẻo dai, chất dịch nhầy giữa các khớp xương không đủ để ma sát gây đau phần sống lưng.

Do giãn dây chằng lưng

Tương tự tennis, bóng đá hay bóng rổ, chơi bóng bàn cũng dễ dẫn tới bong gân giãn dây chằng lưng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vận động, người tập thay đổi phương hướng đột ngột hoặc hoặc tập sai kỹ thuật dẫn tới trẹo các đốt sống lưng. Điều này khiến dây chằng và gân bị căng giãn quá mức gây tổn thương và đứt.

Triệu chứng đánh bóng bàn bị đau lưng

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, rất có thể bạn đã bị đau lưng khi đánh bóng bàn. Cụ thể:

  • Đột nhiên bị đau nhói hoặc đau âm ỉ ở vùng cột sống và thắt lưng.
  • Cảm giác đau tăng nặng khi ngồi, đứng lâu hoặc khi chạy nhảy.
  • Người bệnh cảm thấy càng cử động thì lưng càng đau. Cảm giác đau lưng dưới tăng nặng khi bệnh nhân bê, vác vật nặng, cúi hoặc nhướn người lên trên.
  • Cơn đau vùng lưng có thể lan dần xuống mông, đùi, hoặc háng.
  • Lưng trở nên đơ cứng, gặp nhiều khó khăn trong việc khom hoặc cúi người và phải đi ưỡn ngực.

Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất 2 Có rất nhiều triệu chứng báo hiệu đau lưng khi đánh bóng bàn

Cách xử lý khi đánh bóng bàn bị đau lưng

Nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau thắt lưng, người bệnh cần phải:

  • Ngay khi các triệu chứng đau lưng bắt đầu nhen nhóm, người bệnh cần dừng ngay việc chơi các môn thể thao nói chung và bóng bàn nói riêng.
  • Thực hiện động tác xoa bóp nhẹ để làm giãn cơ lưng hoặc nhờ người massage nhẹ nhàng các nhóm cơ ở lưng và cột sống.
  • Hạn chế tối đa việc cử động mạnh, tránh mang vác vật nặng, tránh khom người, cúi người thường xuyên để chấn thương có thời gian hồi phục.
  • Khi nghỉ ngơi, bạn chỉ nên nằm thẳng để thư giãn các cơ vùng lưng. Bạn có thể đi lại trong nhà để không cảm thấy ê ẩm phần lưng do nằm quá lâu.
  • Mỗi ngày, bạn chườm lạnh bằng đá lạnh bọc trong khăn mềm hoặc gel lạnh từ 15 – 20 phút, ít nhất 3 lần/ngày.
  • Nếu sau khoảng hai ngày mà tình trạng đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí càng đau hơn trước, cơn đau có dấu hiệu lan xuống chân thì bệnh nhân cần phải đi khám chuyên khoa chấn thương ngay, tránh để lâu làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau lưng, bạn có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, uống thuốc giảm đau và tập những bài tập phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bị dị ứng kiến bạn cần biết

Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất 3 Máy massage chuyên dụng cho người chơi thể thao

Cách phòng chống đau lưng khi chơi bóng bàn

Chơi bóng bàn tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần đề phòng nguy cơ bị đau lưng do chấn thương mà nó mang lại. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau để làm giảm nguy cơ bị đau lưng khi chơi bóng bàn. Cụ thể:

Khởi động trước khi tập luyện

Để tránh căng cơ, người chơi nên khởi động tối thiểu 10 phút trước khi thi đấu. Điều này sẽ giúp cơ bắp thích nghi dần với cường độ tập luyện, giúp các cơ được linh hoạt, dẻo dai hơn để không bị căng cứng trong khi chơi. Việc khởi động cũng giúp cải thiện lưu lượng máu, làm cho các cơ ấm hơn để bạn vận động tốt hơn. Nhờ cách này, các đốt sống lưng cũng linh hoạt hơn, tránh được hiện tượng giãn dây chằng lưng hoặc bong gân trong quá trình tập luyện.

Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý

Một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu nguy cơ đau lưng là nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy ê ẩm vùng lưng khi chơi, hãy dành thời gian nghỉ ngơi một hoặc hai ngày trước khi tiếp tục tập luyện. Bạn không nên tập luyện quá sức vì nó có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân bạn.

Giảm cân

Với những người có trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, bạn nên giảm cân để duy trì vóc dáng thon gọn và đảm bảo an toàn cho cơ thể. Việc giảm cân giúp bạn tập luyện tốt hơn, làm tăng sức bền và cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức phần sống lưng.

Đánh bóng bàn bị đau lưng và cách xử lý đúng đắn nhất 4

>>>>>Xem thêm: Review top 4 kem chống nắng La Roche Posay cho da dầu mụn mà bạn không nên bỏ qua

Bạn nên xây dựng chế độ giảm cân lành mạnh

Người bệnh cần đề phòng tình trạng đánh bóng bàn bị đau lưng. Nếu thấy tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám uy tín để được chữa trị sớm nhất có thể nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *