Chốc lở là một bệnh ngoài da thường gặp, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây khó chịu trên da mà còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không điều trị tốt. Bệnh này có rất nhiều biện pháp dân gian giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả, trong đó có dùng những lá để tắm. Vậy chốc lở tắm lá gì?
Bạn đang đọc: Mẹo dân gian chốc lở tắm lá gì nhanh khỏi?
Ngoài các biện pháp điều trị Tây y thì các mẹo dân gian điều trị bệnh chốc lở rất hiệu quả, làm dịu và thuyên giảm tình trạng nhanh chóng. Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, nếu không được điều trị và chăm sóc tốt sẽ lây lan các vùng da khác và gâyy nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết sẽ giới cho mọi người những mẹo dân gian được đúc kết và lưu truyền đến hiện tại bằng cách sử dụng lá để tắm điều trị chốc lở, do đó để biết chốc lở tắm lá gì, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Contents
Những điều cần biết về bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có biểu hiện đặc trưng bởi các mụn nước rải rác khắp cơ thể, nhất là vùng miệng, chân, tay. Về thời gian, các mụn này hóa mủ và chứa dịch bên trong, rất dễ bị vỡ. Sau khi vỡ, không chỉ chảy dịch mà còn đóng vảy khô màu nâu vàng rất mất thẩm mỹ.
Bệnh gây ra bởi sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn Staphylococcus Aureus hay liên cầu khuẩn Streptococcus vào những vết thương hở, côn trùng cắn trên da. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, thời tiết hanh khô vì đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Bệnh này có khả năng lây lan rất mạnh nếu không kịp thời điều trị. Bệnh nhanh chóng lây lan khắp cơ thể trong thời gian ngắn và đồng thời cũng là bệnh truyền nhiễm lây cho người khác nếu vô tình chạm vào vết thương hay sử dụng các đồ vật (quần áo, đồ chơi, ga trải giường, mền, gối,…) mà người bệnh từng dùng.
Khi bị chốc lở tắm nước lá có tốt không?
Tắm nước lá là biện pháp dân gian mà nhiều người áp dụng. Biện pháp dân gian này được người xưa sử dụng và lưu truyền đến hiện nay với nhiều công dụng hữu hiệu điều trị bệnh ngoài da.
Phương pháp tắm nước lá chủ yếu nhờ vào thành phần từ thảo mộc thiên nhiên để sát khuẩn, vệ sinh vết thương đem lại độ an toàn và phù hợp với những làn da dễ kích ứng. Bên cạnh đó, các dược chất trong lá còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho da chống lại mầm bệnh, cải thiện tình trạng da.
Dùng nước lá để tắm chốc lở có tốt không?
Tuy nhiên, mỗi làn da sẽ có đặc điểm khác nhau nên trước khi thực hiện nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt nên chọn nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, để gia tăng độ tinh khiết và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe khi sử dụng.
Chốc lở tắm lá gì?
Chốc lở hình thành nên những vết thương ngoài da nên khi tắm người bệnh cũng cần lưu ý kỹ nhẹ nhàng và kỹ để hạn chế tổn thương các vết. Dưới đây là top những loại lá được dùng hỗ trợ điều trị chốc lở mang lại hiệu quả cao:
Tắm nước lá hoa bạch xà
Bạch xà hay còn được gọi với những cái tên khác như cây chiến, bạch tuyết hoa, cây đuôi công,… Đây được xem là một trong những dược liệu mang lại hiệu quả trong thuyên giảm chốc lở. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lá của hoa bạch xà có đến 171 hoạt chất. Trong đó, nhiều nhất là flavonoid, iridoid, phenolic acid đều là những chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Chính vì thế, giúp khử trùng vết thương, xoa dịu làn da, chống lại vi khuẩn gây tổn hại da.
Lá hoa bạch xà – tắm điều trị chốc lở
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nắm lá hoa bạch xà tươi rồi đem ngâm và rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Tiếp theo, đem lá nấu với 1,5 lít nước sôi. Đợi nước giảm nhiệt rồi pha cho nhiệt độ nước phù hợp để tắm.
Tắm nước lá sài đất
Sài đất cũng là một trong những lá phổ biến trong danh sách tắm điều trị chốc lở. Trong Đông y, sài đất có tính mát, thanh nhiệt và giải độc tốt, khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm được đánh giá cao. Dùng lá sài đất để tắm cho bệnh nhân giúp làm dịu các cơn ngứa, đau rát khó chịu và cũng làm tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 200 – 300 gam lá sài đất tươi rồi đem đi ngâm muối và rửa sạch. Sau đó, lấy lá đem đi nấu với 2 lít nước, để sôi trong vòng 10 phút. Tiếp theo, vớt phần lá ra và để nước nguội là có thể dùng để tắm.
Tắm nước lá kinh giới
Kinh giới là một loại rau với nhiều dưỡng chất và cũng là một dược liệu dân gian nhiều công dụng trị bệnh. Ngoài nguồn dinh dưỡng thì trong lá kinh giới còn có các chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây nám tàn nhang có thể bạn chưa biết
Tắm nước lá kinh giớiCách thực hiện:
Chuẩn bị ít lá kinh giới tươi rồi rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, chắt lấy nước để vào lọ đậy kín dự trữ. Mỗi ngày khi tắm chỉ cần một ít nước cốt lá kinh giới này pha với nước giúp thuyên giảm tình trạng trông thấy.
Tắm nước lá trà xanh
Trà xanh là nguồn nguyên liệu không thể không nhắc đến khi hỗ trợ điều trị chốc lở. Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa EGCG, hoạt chất kháng khuẩn, tannin, polysaccharides, catechin, flavinoid, vitamin C,… Những hoạt chất này giúp loại bỏ những vi khuẩn trên da, đặc biệt là ký sinh trùng và tụ cầu khuẩn, làm mát và dịu vùng da tổn thương.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi và rửa sạch. Tiếp theo, đem lá trà đi nấu với 2 lít nước rồi để nước nguội và pha để tắm hằng ngày. Sau 3 – 4 ngày thực hiện, sẽ thấy giảm tình trạng ngứa ngáy và loét trên da.
Tắm nước lá bồ công anh
Bồ công anh là dược liệu rất được ưa chuộng trong Đông y, nhất là điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở. Các chất có trong lá bồ công anh mang lại công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tiêu độc rất hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng khi bị ngộ độc Gardenal và cách điều trị
Tắm nước lá bồ công anh hỗ trợ điều trị chốc lởCách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 40 – 50 gam lá bồ công anh, đem đi ngâm muối rồi rửa sạch. Tiếp theo, đun lá với 2 lít nước rồi vớt lá ra và dùng nước để tắm. Ngoài ra, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, có thể nấu lá bồ công anh kết hợp với khổ sâm, hạt xà sàng đun với 4 lít nước. Rồi dùng nước này tắm rửa mỗi ngày để chốc lở hết nhanh chóng.
Tắm nước lá khế chua
Trong Đông y, lá khế chua có tính thanh mát, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ hiệu quả. Đối với bệnh chốc lở, lá khế chua cũng phát huy tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ tác nhân gây bệnh, hạn chế các vết chốc lây lan. Cùng với đó, cũng làm giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát từ vết chốc.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua, đem rửa sạch và đun với nước sôi. Thông thường, nấu với 2 lít nước lọc, đun trong vòng 10 phút, khi nước sôi, cho thêm một ít muối trắng để tăng khả năng sát khuẩn. Cuối cùng là dùng nước này để tắm điều trị chốc lở.
Những lưu ý khi dùng lá để tắm chốc lở
Các loại lá đem đến dược tính hiệu quả trong điều trị chốc lở, nhưng khi dùng lá để tắm, mọi người cũng nên lưu ý:
- Chọn nguồn nguyên liệu kỹ: Nên chọn lá tươi, có nguồn gốc rõ ràng, không chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tắm.
- Trước khi nấu lá tắm cần sơ chế và rửa sạch để loại bỏ tạp chất cũng như phần nhựa cây còn sót gây hại hay kích ứng da.
- Khi tắm chỉ cần massage nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh tránh làm tổn thương thêm cấu trúc da.
- Sau khi tắm nước lá xong, người bệnh cần tắm lại nước sạch một lần nữa và lau khô người, nhất là vùng da tổn thương.
Hy vọng những thông tin trong bài liên quan đến chốc lở tắm lá gì giúp mọi người hiểu hơn về bệnh cũng như nắm được các lá mang đến công dụng hiệu quả đối với chốc lở.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể