Rong kinh máu cục: Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa

Rong kinh máu cục là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của chị em đang gặp vấn đề. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Và phải xử lý tình trạng rong kinh máu cục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có thêm những hiểu biết về tình trạng này nhé.

Bạn đang đọc: Rong kinh máu cục: Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa

Tình trạng rong kinh máu cục khiến nhiều chị em lo lắng vì không biết cơ thể đang bị bệnh gì, có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa đang gặp vấn đề. Tuy nhiên sẽ không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Rong kinh là hiện tượng gì?

Kinh nguyệt ở phụ nữ xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một tháng một lần, mỗi lần kéo dàu từ khoảng 3 – 7 ngày và mất khoảng 50 – 70ml máu. Nếu chu kỳ của bạn kéo dài trên 7 ngày kèm lượng máu thoát ra vượt quá 80ml thì được tính là rong kinh.

Chu kỳ kéo dài trên 7 ngày kèm lượng máu thoát ra vượt quá 80ml thì được tính là rong kinh Chu kỳ kéo dài trên 7 ngày kèm lượng máu thoát ra vượt quá 80ml thì được tính là rong kinh

Tình trạng rong kinh kéo dài mà không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu. Đồng thời, người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, mất sức, xanh xao, khó thở. Thậm chí, nếu tình trạng rong kinh nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hoặc dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân gây rong kinh máu cục

Rong kinh máu cục là hiện tượng rong kinh và máu chảy ra có kèm các cục máu bị đông.

Cục máu đông xuất hiện trong kỳ hành kinh có thể là do rối loạn trong quá trình đông máu của cơ thể. Thông thường, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông giúp ngăn ngừa tình trạng máu vón cục trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra quá nhiều và các chất chống đông không đủ thời gian làm việc thì sẽ dẫn đến hiện tượng rong kinh máu cục. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này gồm:

Tìm hiểu thêm: Chọn nước rửa tay mùa dịch cho làn da nhạy cảm

Cục máu đông xuất hiện trong kỳ hành kinh có thể là do rối loạn trong quá trình đông máu của cơ thể Cục máu đông xuất hiện trong kỳ hành kinh

  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ. Chính vì vậy, lúc mới sử dụng thuốc, chị em có thể bị rong kinh máu cục. Nếu lượng máu không quá nhiều thì chị em không cần phải quá lo lắng. Sau một thời gian sử dụng thuốc, cơ thể dần thích nghi với thành phần và cơ chế hoạt động của thuốc thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
  • Quan hệ tình dục quá thô bạo: Thói quen quan hệ quá mạnh bạo có thể gây tổn thương lớp niêm mạc tại âm đạo, gây chấn thương tử cung và dẫn đến xuất huyết.
  • Căng thẳng quá mức: Khi bạn suy nghĩ, lo lắng quá nhiều hoặc áp lực trong công việc dẫn đến căng thẳng kéo dài có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó, cơ thể xảy ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó gồm cả rong kinh máu cục, mất kinh,…

Bên cạnh đó, rong kinh máu cục còn có thể là do cơ thể đang gặp các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe phụ khoa như u nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp,… Những người bị rong kinh máu cục trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản và tính mạng.

Điều trị rong kinh máu cục như thế nào?

Để tình trạng rong kinh máu cục được điều trị dứt điểm và nhanh chóng nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Để tình trạng rong kinh máu cục được điều trị dứt điểm và nhanh chóng nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết

Rong kinh máu cục cần đến các cơ sở y tế uy tín

Tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng rong kinh máu cục cho bệnh nhân. Các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng gồm:

  • Phương pháp khám lâm sàn.
  • Phương pháp cận lâm sàn: Xét nghiệm máu, xét nghiệm pap, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung,…

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy vào tình trạng của bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Nếu tình trạng rong kinh máu cục do rối loạn nội tiết tố, các bác sĩ sẽ kê một số loạn thuốc cân bằng nội tiết tố cho bệnh nhân. Kết hợp với đó là hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp để cải thiện triệu chứng. Các chị em có thể tham khảo một số thực phẩm hỗ trợ khắc phục tình trạng xuất hiện máu cục khi hành kinh như canh hạt bí ngô rang, trà gừng, trà hoa cúc,…

Nếu bệnh nhân bị rong kinh máu cục do mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang,… bác sĩ sẽ tập trung điều trị dứt điểm các bệnh lý. Phương pháp điều trị có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuất, trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng và dứt điểm nhất.

Bệnh nhân cần cân nhắc và lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh rong kinh máu cục kỹ lưỡng. Nên chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, hiện đại. Nhằm quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Rong kinh máu cục có thể là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường liên quan bạn cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *