Quáng gà có phải đeo kính không?

Quáng gà là tên gọi thông thường của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc ở mắt, gây giảm thị lực ở những người mắc phải. Chính vì thế “Quáng gà có phải đeo kính không?” đang là câu hỏi được mọi người quan tâm hiện nay. Hãy cùng Kenshin tìm ra lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Quáng gà có phải đeo kính không?

Quáng gà là một triệu chứng của một bệnh lý có từ trước như vấn đề về võng mạc. Quáng gà là gì? Nguyên nhân gây quáng gà? Quáng gà có phải đeo kính không? Đi sâu vào bài viết để hiểu chi tiết hơn về chứng quáng gà nhé!

Quáng gà là gì?

Quáng gà có phải đeo kính không? 1 Quáng gà là một dạng suy giảm thị lực

Từ “Quáng gà” ở đây chính là bắt nguồn từ hình ảnh loài gà. Mỗi khi trời chạng vạng tối, gà thường lo sợ và trở về chuồng bởi vì chúng không thể nhìn rõ cảnh vật vào ban đêm. Quáng gà là một dạng suy giảm thị lực, hay còn có tên gọi khác là chứng rung giật nhãn cầu. Những người bị quáng gà có biểu hiện thị lực nhìn kém vào ban đêm hoặc ở trong điều kiện ánh sáng yếu.

Quáng gà thường liên quan đến việc không có khả năng thích ứng nhanh chóng từ môi trường được chiếu sáng tốt sang môi trường được chiếu sáng kém. Bản thân quáng gà không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn về mắt, thường là vấn đề về võng mạc.

Đôi mắt của chúng ta liên tục thích nghi với ánh sáng. Khi ở trong điều kiện thiếu hoặc không có ánh sáng, đồng tử mắt (vòng tròn màu đen ở giữa mắt) sẽ giãn ra để nhận nhiều ánh sáng đi vào hơn. Sau đó, ánh sáng sẽ được võng mạc tiếp nhận, đây là phần mô nằm phía sau mắt và là nơi chứa tất cả các tế bào hình que và tế bào hình nón.

Tế bào hình nón đảm nhận nhiệm vụ giúp chúng ta nhìn thấy màu sắc. Tế bào hình que thì giúp nhìn trong bóng tối. Khi những tế bào đó không hoạt động tốt vì những nguyên do như bệnh tật hay chấn thương, mắt sẽ không thể nhìn rõ hoặc hoàn toàn trong bóng tối.

Triệu chứng của quáng gà?

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mà bạn nên biết

Quáng gà có phải đeo kính không? 2 Triệu chứng của quáng gà phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra nó

Để xác định chứng quáng gà, Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ đã đưa ra bảng các câu hỏi để mọi người tự đánh giá về tình trạng của mình:

  • Có gặp trở ngại khi di chuyển quanh nhà trong điều kiện ánh sáng mờ?
  • Có khó khăn khi lái xe vào ban đêm không?
  • Có thể dễ dàng nhận dạng khuôn mặt trong ánh sáng mờ không?
  • Có mất một thời gian dài bất thường để điều chỉnh mắt sau khi ở trong bóng tối không?
  • Có mất nhiều thời gian để nhìn thấy trong phòng tối sau khi ra ngoài ánh sáng không?

Bản chất của các triệu chứng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra chúng. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bạn bị quáng gà đó là:

  • Đau đầu.
  • Đau mắt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tầm nhìn mờ hoặc như có mây phủ trước mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Khó nhìn xa.

Nguyên nhân gây quáng gà

Có nhiều nguyên nhân gây ra quáng gà, một trong số đó chính là do các bệnh lý về mắt gây ra, trong đó có nhiều bệnh có thể điều trị được.

Một số bệnh lý về mắt gây quáng gà

  • Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm các bệnh lý về mắt trong đó tổn thương dây thần kinh thị giác, kết nối mắt với não, gây ra áp lực trong mắt. Điều này có thể làm giảm thị lực, có thể là vĩnh viễn.
  • Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể thường xảy ra khi các protein trong thủy tinh thể bị phá vỡ, thường là do quá trình lão hóa. Sự che phủ của thấu kính có thể làm giảm thị lực, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Cận thị: Những người bị cận thị không thể nhìn thấy các vật ở xa một cách chính xác. Điều này xảy ra khi mắt không còn tập trung ánh sáng một cách chính xác và sẽ không thể nhìn thấy rõ vật ở khoảng cách xa. Những người bị cận thị thường gặp một số khó khăn với thị lực ban đêm, nhưng điều này không phải do bệnh võng mạc mà là do các vấn đề về quang học.
  • Thiếu vitamin A: Vitamin A, hoặc retinol, là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực. Vitamin A có vai trò biến đổi các xung thần kinh thành hình ảnh trong võng mạc. Nó tạo thành một loại protein hấp thụ ánh sáng trong võng mạc và hỗ trợ hoạt động của mắt. Sự thiếu hụt vitamin A có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
  • Viêm võng mạc sắc tố: Đây là một nhóm các bệnh về mắt hiếm gặp, gây tổn thương võng mạc. Đây là một chứng rối loạn di truyền dẫn đến khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Viêm võng mạc sắc tố, xảy ra khi sắc tố tối tích tụ trong võng mạc và tạo ra tầm nhìn đường hầm.
  • Hội chứng Usher: Đây là một tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng đến cả thính giác và thị lực. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân gây ra điếc, mù ở người mắc bệnh.

Quáng gà do một số bệnh lý khác

  • Người bị suy tuyến tụy: Ở những người bị xơ nang tuyến tụy, việc tiêu hóa chất béo rất khó khăn và họ có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin A hơn bởi vì vitamin A tan trong chất béo. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc chứng quáng gà cao hơn ở người có tuyến tụy suy yếu.
  • Người bị bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường được biết là có tác động và gây tổn thương lên nhiều hệ cơ quan trong cơ thể trong đó có mắt. Nhóm người này có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, trong đó có bệnh đục thủy tinh thể.
  • Người lớn tuổi: Mắt cũng như nhiều cơ quan khác, chức năng thường bị suy yếu dần theo độ tuổi. Những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, họ có nhiều khả năng bị quáng gà do đục thủy tinh thể hơn so với nhóm người trẻ tuổi.

Quáng gà có phải đeo kính không?

Quáng gà có phải đeo kính không? 4

>>>>>Xem thêm: Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ là gì? Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ cho trẻ

Bị quáng gà có phải đeo kính không?

Như Kenshin đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà. Việc điều trị quáng gà và xác định xem bạn có phải đeo kính không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Khi nguyên nhân là do thiếu vitamin A, việc điều trị bằng cách bổ sung thêm nhiều Vitamin A vào chế độ ăn. Các nguồn cung cấp vitamin A tốt bao gồm: Trứng, ngũ cốc, sữa bổ sung vi chất, rau và trái cây màu cam và vàng, dầu gan cá, rau lá xanh đậm…
  • Nếu bạn bị quáng gà do cận thị thì việc sử dụng kính rất cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể đeo các loại kính như kính cận có gọng hoặc sử dụng kính áp tròng, chúng có thể hỗ trợ thị lực chính xác.
  • Đeo kính râm khi ra đường lúc trời nắng to cũng là cách để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím, vì tia cực tím có thể gây ra những tổn thương cho mắt theo thời gian.
  • Phẫu thuật mắt có thể cần phải được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng hơn. Ví dụ: LASIK là một loại phẫu thuật thay đổi hình dạng của giác mạc để cải thiện thị lực hoặc phẫu thuật loại bỏ đục thủy tinh thể trong mắt, phẫu thuật giải phóng áp lực trong mắt nhằm điều trị bệnh tăng nhãn áp.

Trong một số trường hợp, bệnh quáng gà có thể không thể điều trị được:

  • Viêm võng mạc sắc tố hiện không có phương pháp điều trị, mặc dù một số thiết bị mắt và dịch vụ trị liệu có thể cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.
  • Đối với quáng gà do bẩm sinh hoặc do di truyền, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa sự tiến triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Bên cạnh những phương pháp điều trị, thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa quáng gà như không lái xe vào ban đêm, tránh phải điều hướng hoặc di chuyển trong bóng tối… Những cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro mà bệnh quáng gà gây ra.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho Quý độc giả những thông tin hữu ích về chứng quáng gà cũng như giải đáp được thắc mắc “Quáng gà có phải đeo kính không?”. Hãy luôn theo dõi website của Kenshin để cập nhật những thông tin bổ ích về sức khoẻ nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *