Các bé 9 tháng tuổi có xu hướng tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh nên đây là khoảng thời gian quan trọng để trẻ phát triển nhận thức và khả năng vận động. Do đó, để xây dựng những nền tảng vững chắc cho tương lai sau này của trẻ, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bậc cha mẹ một số cách dạy bé 9 tháng tuổi thông minh.
Bạn đang đọc: Cách dạy bé 9 tháng tuổi thông minh
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, các bé đã hình thành được một số kỹ năng vận động cơ bản bao gồm: Tự ngồi, bò xung quanh, dùng tay cầm nắm, di chuyển đồ vật… Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, trí nhớ trẻ đã ghi nhớ được lâu hơn và nhận biết được các đồ vật quen thuộc cũng như một số từ ngữ cơ bản. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh cách dạy bé 9 tháng tuổi thông minh.
Contents
Đặc điểm phát triển của trẻ 9 tháng tuổi
Bé 9 tháng biết làm gì? Nhìn chung, trẻ 9 tháng tuổi có khả năng phát triển nhanh chóng về khả năng vận động, ghi nhớ và khả năng giao tiếp. Ở giai đoạn này, các phản xạ sơ sinh của trẻ sẽ dần mất đi và thay vào đó là các hoạt động cơ bắp thô. Em bé bắt đầu di chuyển cơ thể bằng cách bò, lăn, ngồi lê và thử sức đứng dậy bằng 2 chân. Trẻ cũng có xu hướng cầm nắm các vật nhỏ xung quanh một cách thuần thục hơn.
Về mặt nhận thức, em bé 9 tháng tuổi đã nhận thức được những thứ quen thuộc với bản thân như đồ vật xung quanh, môi trường và ba mẹ. Một số hành vi cơ bản của trẻ trong giai đoạn này như tìm kiếm các đồ vật không có trong tầm mắt bản thân, ném hay va đập các đồ vật trong tầm tay.
Chúng có xu hướng tìm kiếm niềm vui và các trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho bản thân. Cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này cũng được biểu hiện rõ ràng hơn khi chúng phân biệt được người lạ mặt. Cha mẹ có thể thấy bé tỏ ra sợ hãi và oà khóc khi gặp người lạ và điều này hoàn toàn là bình thường. Ngoài ra, trẻ tạo ra một số âm thanh để giao tiếp như “pa-pa”, “ma-ma” và một số cử chỉ khác để giao tiếp với người thân xung quanh cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển về mặt nhận thức.
Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi thông minh
Dạy trẻ phát triển kỹ năng vận động
Khi trẻ được 9 tháng tuổi, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích khả năng tập đi bằng trò chơi đuổi bắt, hoặc để vật xa tầm với để kích thích em bé tiến lại lấy đồ vật. Bên cạnh đó, em bé đã có khả năng cầm nắm một số đồ vật nhỏ nên cha mẹ có thể tập cho bé tự cầm bình sữa, tự ăn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể khuyến khích trẻ hoạt động nhiều hơn bằng cách biến tấu các hoạt động cơ bản trong nhà thành trò chơi như dạy trẻ bỏ đồ chơi vào trong thùng, hoặc thổi bong bóng xà phong trong lúc tắm cho trẻ. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan như xúc giác và thị giác.
Dạy trẻ phát triển kỹ năng nhận thức và giao tiếp
Cha mẹ có thể cho em bé tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, dẫn bé ra công viên để bé có thể quan sát được hoạt động, trò chơi của mọi người để bé cảm nhận được thế giới vì ở giai đoạn này, thị giác của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình dạo chơi, cha mẹ nên ôm bé để bé có thể cảm nhận được sự an toàn, ấm áp và yêu thương trong gia đình bé.
Việc chơi với các vật di chuyển để bé tập trung quan sát cũng giúp bé cải thiện thị giác. Trong giai đoạn này, cha mẹ cũng có thể hát và dạy trẻ hát vì một số nghiên cứu đã cho thấy âm nhạc có lợi ích rất lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, phụ huynh nên lựa chọn những bài hát nhẹ nhàng, êm ả, tránh những bài hát quá ồn ào, dồn dập vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thích giác của trẻ. Ngoài ra, các đồ chơi âm nhạc với màu sắc rực rỡ giúp bé ghi nhớ các cung bậc âm thanh khác nhau cũng là một lựa chọn hữu ích.
Thời kỳ 9 tháng tuổi là một giai đoạn quan trọng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Do đó, trong thời kỳ này, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé mỗi ngày. Các bậc phụ huynh nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, lặp lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ và bắt chước theo.
Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu khi bị chó cắn trước khi đến bệnh viện
Ngoài ra, em bé 9 tháng tuổi cũng bắt đầu giao tiếp với người nhà thông qua cử chỉ, hành động nên cha mẹ có thể dạy bé các cử chỉ tạm biệt như vẫy tay, hôn gió, hay để từ chối bằng cách xua tay. Việc khuyến khích trẻ giao tiếp hàng ngày có ích rất lớn đối với khả năng giao tiếp ngoài xã hội khi trẻ lớn lên.
Dạy trẻ phát triển kỹ năng biểu đạt cảm xúc
Việc thể hiện cảm xúc của trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng khá rõ ràng, bé sẽ thể hiện rõ thái độ yêu thích, chán ghét hay cau gắt, tức giận… Lúc này trí nhớ bé cũng khá phát triển, bé nhớ gương mặt cha mẹ và có xu hướng bám theo bố mẹ, cảm thấy sợ hãi khi gặp người lạ. Vì vậy cha mẹ hãy để ý và tương tác lại với trẻ cũng như xoa dịu trẻ trong trường hợp trẻ tỏ ra khó chịu, không thoải mái.
Ngoài các vấn đề đã được nêu ở trên, cha mẹ cũng cần quan tâm đến các khía cạnh khác như chế độ ăn cho trẻ 9 tháng tuổi, tiêm chủng cho trẻ em… để trẻ có thể phát triển toàn diện và khoẻ mạnh.
Khi nào nên lo lắng về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi?
Nếu em bé đã 9 tháng tuổi có một trong các dấu hiệu như chưa ngồi vững, chưa tập bò, không có phản ứng khi được gọi tên hay bạn thu hút sự chú ý bằng các hành động hay không có khả năng cầm nắm đồ vật trong tay thì cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và thăm khám.
Nếu trẻ 9 tháng biếng ăn hay chưa mọc răng thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì tốc độ phát triển của mỗi em bé là không giống nhau, miễn em bé vẫn vui vẻ, hoạt bát, tăng cân thì trẻ vẫn đang phát triển tốt. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể bổ sung cho bé một số nguyên tố vi lượng cần thiết như kẽm, crom, vitamin,…
>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung 86mm có nguy hiểm không? Phương án điều trị u xơ tử cung kích thước lớn
Bài viết trên đã cung cấp cho quý phụ huynh, cha mẹ cách dạy bé 9 tháng tuổi thông minh đồng thời bổ sung một số thông tin về quá trình phát triển của trẻ cũng như một số dấu hiệu phát hiện bất thường ở trẻ 9 tháng tuổi. Các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện để có thể giúp em bé nhà mình phát triển một cách toàn diện nhất và trong trường hợp có dấu hiệu bất thường hãy liên lạc với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể