Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị

Hạch xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có khuỷu tay. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về dấu hiệu, triệu chứng cùng các phương pháp điều trị nổi hạch ở khuỷu tay, từ đó phân biệt được hạch lành tính hay ác tính và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị

Trên cơ thể có nhiều vị trí có thể bị nổi hạch. Hạch xuất hiện ở sau tai, vùng cổ, nách, bẹn… có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về vấn đề nổi hạch ở khuỷu tay cùng các dấu hiệu, triệu chứng, phương pháp điều trị cùng cách phân biệt nổi hạch là lành tính hay ác tính.

Thông tin về tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay

Sưng hạch hay nổi hạch là hiện tượng trên cơ thể xuất hiện các khối u nhỏ. Một người có thể bị nổi hạch ở tay tại các vị trí như cổ tay, khuỷu tay. Biểu hiện của tình trạng này là vùng nổi hạch sưng cục, có cục u hình bầu dục hoặc hình tròn, bên trong thường có chất dịch. Bệnh nhân có thể cảm thấy cục u không gây đau, cục cứng nhỏ vùng dưới da tay hoặc bị đau nếu ấn vào cục u. Đa phần đây không phải là những khối u do bệnh ung thư.

Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị 1

Nổi u hạch vùng khuỷu tay xuất hiện nhiều ở nữ giới

Những người có độ tuổi từ 20 đến 50 thường bị nổi hạch ở khuỷu tay, phụ nữ có tỷ lệ mắc phải nhiều hơn nam giới gấp 3 lần. Nguyên nhân gây bệnh chính xác hiện vẫn chưa được xác định rõ. Theo các nhà khoa học, u hạch khuỷu tay có thể xảy ra do lớp vỏ và mang mô khớp quanh gân bị tổn thương hoặc thoái hóa. Chúng sẽ phát triển to lên từ các mô hoạt dịch, chính là các mô tạo ra chất dịch bôi trơn khớp xương.

Chính vì thế, bên trong các khối u hạch cũng chứa chất dịch tương tự như dịch trong khớp hoặc khu vực quanh gân. Tuy nổi hạch ở khuỷu tay không nguy hiểm nhưng một số trường hợp cá biệt có thể dẫn đến nhiều biến chứng như yếu cơ, đau nhức, áp lực dây thần kinh quay cũng như động mạch quay.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi hạch ở khuỷu tay có thể kể đến là:

  • Tuổi tác, giới tính: Hạch có thể xuất hiện trên bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến ở nữ giới từ 20 đến 50 tuổi.
  • Bệnh viêm xương khớp: Bệnh nhân viêm xương khớp do thoái hóa khớp khuỷu tay có nguy cơ cao mắc chứng u hạch gần khớp này.
  • Chấn thương gân và khớp: Người có tiền sử bị chấn thương gân và khớp sẽ có khả năng bị phát triển khối u hạch trong tương lai.

Mặc dù không nằm trong yếu tố nguy cơ nhưng một người vẫn có thể mắc bệnh nổi hạch ở khuỷu tay. Các yếu tố trên chỉ mang tính chất tham khảo nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được xem xét rõ tình trạng của mình.

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nổi hạch vùng khuỷu tay

Các dấu hiệu khi bị nổi hạch ở khuỷu tay bao gồm:

  • Nổi một vài hoặc một cục u hạch ở cánh tay;
  • Ấn vào khối u thấy chuyển động như sóng;
  • Phát triển trong nhiều tháng nhưng có thể u lên đột ngột;
  • Bệnh nhân có thể bị đau do u hạch đè lên các dây thần kinh vùng lân cận;
  • Tê tay, yếu cơ.

Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị 2

Tê tay là một dấu hiệu khi bị nổi hạch ở khuỷu tay

Khi phát hiện khuỷu tay bị nổi cục u, bệnh nhân cần gọi cho bác sĩ hoặc nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Tùy thuộc vào cơ địa mà tình trạng bệnh lý ở mỗi người sẽ khác nhau. Bác sĩ chuyên môn sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

Phương pháp điều trị khi khuỷu tay nổi hạch

Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán một người có bị nổi hạch ở khuỷu tay hay không là bằng cách khám lâm sàng, chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI. Các phương pháp chẩn đoán này có mục đích là loại trừ khả năng người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp như bệnh gút, u mỡ, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng và phình động mạch quay.

Việc điều trị nổi hạch ở khuỷu tay có thể không cần thiết, tuy nhiên nếu bạn bị đau, yếu cơ hoặc do yếu tố thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ chữa trị cho bạn. Nếu hạch có kích thước lớn và gây đau đớn, bạn sẽ được hút chất dịch vàng từ khối u. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một loại enzyme giúp chất dịch được loại bỏ dễ dàng. Sau khi hút xong dịch, bác sĩ sẽ tiêm steroid cho bạn để hạn chế nguy cơ tái phát.

Trong trường hợp phương pháp hút dịch không hiệu quả hoặc tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay tái phát, bệnh nhân được cân nhắc phẫu thuật. Đây là thủ thuật cắt bỏ khối u hạch đem đến kết quả điều trị từ 85% đến 95%. Mặc dù vậy, phẫu thuật hạch ở khuỷu tay vẫn có khả năng gây biến chứng như sẹo, nhiễm trùng và tái phát u hạch.

Tìm hiểu thêm: Ghép sọ nhân tạo là gì? Áp dụng trong các trường hợp nào?

Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị 3
Phẫu thuật là một biện pháp điều trị nổi hạch ở khuỷu tay hiệu quả

Biện pháp phân biệt nổi hạch lành tính và ác tính

Biết cách phân biệt hạch ác tính hay lành tính rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu sớm và đến bác sĩ kịp thời. Theo các chuyên gia y học, hạch lành tính và ác tính có thể được phân biệt dừa theo một số đặc tính như:

  • Kích thước: Nếu như hạch lành tính có độ lớn khoảng vài milimet đến dưới 1cm, ít có xu hướng phát triển to lên theo thời gian thì hạch ác tính vừa có kích thước lớn lại phát triển nhanh, xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên cơ thể.
  • Khả năng di động: Trong khi hạch lành tính có thể di động và không bị dính chặt vào những tổ chức xung quanh khuỷu tay thì hạch ác tính có tính di động kém hơn.
  • Thời gian nổi u hạch: Sau vài ngày hay nhiều nhất là 4 tuần, hạch lành tính sẽ tự biến mất. Bệnh nhân cần lưu ý rằng, nếu hạch nổi trên 1 tháng không biến mất thì đây rất có thể là triệu chứng báo hiệu các bệnh lý mãn tính hoặc tình trạng tiền ung thư.
  • Các bệnh lý đi kèm: Các khối u hạch lành tính sẽ xuất hiện khi cơ thể có viêm nhiễm ở khu vực lân cận, kích thước nhỏ. Khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc thì hạch cũng biến mất.

Tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Bài tập mắt lác đơn giản hiệu quả

Hạch lành tính có kích thước nhỏ và di động được

Không phải ai cũng nắm rõ cách phân biệt hạch lành tính và ác tính. Nguyên nhân là tính chất của hạch có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh. Bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín khi thấy nổi hạch bất thường để được bác sĩ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cụ thể để kết luận.

Khuỷu tay nổi hạch có thể là triệu chứng của viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý ác tính. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể cho tình trạng nổi hạch ở khuỷu tay. Để xác định được chính xác hạch thuộc loại lành tính hay ác tính, bạn hãy đến cơ sở uy tín thăm khám ngay khi phát hiện nổi hạch nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *