Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Tình trạng nhiệt miệng trong cổ họng gây nên những vết loét trong vòm họng và các bộ phận xung quanh như amidan, hàm. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, người bệnh không thể chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng.

Bạn đang đọc: Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Nhiệt miệng trong cổ họng là tình trạng phổ biến mà đối tượng nào cũng có thể gặp phải với tần suất và mức độ khác nhau. Bệnh lý này thường gây đau rát, rất khó chịu khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi ăn uống, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng giảm sút theo. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách xử lý như thế nào?

Dấu hiệu và nguyên nhân gây nhiệt miệng trong cổ họng

Dấu hiệu bị nhiệt miệng trong cổ họng

Khi bị nhiệt miệng trong cổ họng, người bệnh sẽ bị tổn thương vùng cổ nghiêm trọng với các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau họng;
  • Lở miệng;
  • Sốt cao;
  • Bị ớn lạnh;
  • Hôi miệng gây khó chịu;
  • Có cảm giác buồn nôn;
  • Khó nuốt hoặc khi nuốt bị đau ở cổ;
  • Nóng rát, đau tức ở vùng ngực;
  • Ợ hơi, ợ chua thường xuyên;
  • Ho;
  • Có cảm giác bị vật gì chắn ngang ở cổ họng;
  • Nôn ra máu hoặc chất nhầy;
  • Giọng nói bị biến đổi;
  • Miệng có mùi chua, làm thay đổi vị giác;
  • Đau tai.

Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 1

Nhiệt miệng trong cổ họng sẽ khiến vùng cổ bị tổn thương nghiêm trọng

Bị nhiệt miệng trong cổ họng là do đâu?

Tuy nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng trong cổ họng vẫn chưa xác định được nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch có liên quan đến bệnh lý này. Sau đây là các yếu tố làm kích thích phản ứng này hình thành:

  • Nuốt thức ăn khô cứng làm cổ họng bị trầy xước.
  • Khi thường xuyên ăn thức ăn có tính nóng, nướu và niêm mạc miệng dễ nhạy cảm, sưng đỏ và bị trầy xước hơn. Vết xước sẽ tạo nên vết loét do sức đề kháng của cơ thể yếu đi hay còn do nguyên nhân nữa là do thiếu vitamin và khoáng chất.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách cùng với một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu răng,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong khoang miệng phát triển mạnh. Khi cổ họng bị xây xước, các loại vi khuẩn, virus ngoại sinh sẽ nhanh chóng tấn công và tạo thành nốt nhiệt miệng.
  • Khi mang thai, ở giai đoạn tiền mãn kinh, đang cho con bú, thời kỳ hành kinh,… làm thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch và khiến cho các loại vi khuẩn, virus có hại xâm nhập niêm mạc cổ họng và tạo thành nốt nhiệt miệng tại đây.
  • Nguy cơ bị nhiệt miệng trong cổ họng tăng cao do tác động của một số bệnh lý hô hấp và nha khoa khiến số lượng virus, vi khuẩn trong khoang miệng tăng lên. Ngoài ra, nhiệt miệng sẽ xuất hiện và thường xuyên tái phát do nhiễm vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày – đại tràng,…
  • Bị dị ứng thực phẩm có thể gây viêm, loét, ngứa niêm mạc cổ họng, từ đó hình thành vết loét trong cổ họng và một số vị trí khác trong khoang miệng.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm do cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin như vitamin B9, B12, C, D, sắt, kẽm,… khiến cho các loại virus, vi khuẩn dễ phát triển và gây nên nốt nhiệt miệng trong cổ họng và một số vị trí khác trong khoang miệng.
  • Một số loại thuốc kháng viêm như Diclofenac, Atenolol, Ibuprofen,… gây tác dụng phụ làm gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở cổ họng.

Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 2

Cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin là một trong những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng ở cổ họng

Biến chứng do nổi nhiệt miệng ở cổ họng

Vòm họng là bộ phận giao thoa giữa đường ăn uống và đường thở. Khi vi khuẩn tấn công sẽ xảy ra tình trạng nổi nhiệt, viêm loét ở cổ họng. Người mắc bệnh này sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở và ăn uống. Nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm tăng cao nếu bệnh không được điều trị kịp thời.

Suy nhược cơ thể, sụt cân

Người bị nổi nhiệt ở vòm họng sẽ gặp khó khăn trong việc ăn, uống vì liên tục đau rát cổ họng. Triệu chứng của bệnh kéo dài sẽ dẫn đến sụt cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể dần dần.

Áp xe vùng hạ họng

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ phát hiện được khối sùi loét ở thành sau họng bên phải, có dấu hiệu bị áp xe ở vùng hạ họng. Lúc này tình trạng nhiệt miệng ở vòm họng đã nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Vỡ niêm mạc họng

Tình trạng vỡ niêm mạc họng xảy ra khi người bệnh bị nổi nhiệt ở họng trong thời gian dài. Sự bong tróc nhanh chóng ở lớp niêm mạc họng gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Cổ họng cũng bị sưng, thường xuyên đau rát.

Nấm họng

Nhiệt miệng trong cổ họng có khả năng gây nên tình trạng nấm họng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là ngứa cổ, ho kéo dài, xuất hiện ở cổ họng đờm xanh, đờm vàng. Người bệnh cũng gặp các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt xì hơi, sốt, phần lưỡi dày và bẩn, tăng tiết nước bọt, dễ bị chảy máu.

Ung thư vòm họng

Nhiệt miệng kéo dài sẽ gây sưng to ở vùng họng, ho có đờm, đau họng, lưỡi trắng,… Tình trạng bệnh kéo dài khiến bệnh nặng hơn, dẫn đến nguy cơ bị ung thư vòm họng càng cao.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc seduxen có biểu hiện thế nào?

Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 3
Nhiệt miệng kéo dài thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị ung thư vòm họng càng cao

Bị nhiệt miệng trong cổ họng, xử trí thế nào?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của nốt nhiệt miệng mà người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu khác nhau. Hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng trong cổ họng khiến người bệnh thấy đau rát khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp khi người bệnh ăn uống, thậm chí có trường hợp còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm suy giảm chất lượng học tập, công việc. Vì thế, người bệnh cần điều trị vết loét nhanh lành để trở lại với các hoạt động bình thường.

Sau đây là một số biện pháp khắc phục chứng nhiệt miệng trong cổ họng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm dần cảm giác đau rát, làm dịu cổ họng. Nên dùng loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng không chứa thành phần kích ứng như cồn, sodium lauryl sulfate; đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày với thao tác nhẹ nhàng để không làm trầy xước khoang miệng; súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước súc miệng; loại bỏ cặn bẩn bám trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa;…
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc trị nhiệt miệng trong cổ họng như nitrate bạc, amlexanox, triamcinolone acetonide,…
  • Uống nhiều nước mát có thể làm giảm kích thích họng và làm dịu nhẹ vết loét.
  • Ăn thức ăn lỏng, mềm, nguội, có ít gia vị nhằm tránh cảm giác đau rát khi ăn; để cải thiện sức đề kháng cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm chứa nhiều đạm.

Nhiệt miệng trong cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 4

>>>>>Xem thêm: Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết

Để cải thiện sức đề kháng cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Để tình trạng nhiệt miệng trong cổ họng không tái phát, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Kiểm soát các bệnh lý dễ gây nên tình trạng nhiệt miệng như: Bệnh nha khoa, HP dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng,…
  • Hạn chế thức ăn có tính nóng, các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc gây dị ứng.
  • Thận trọng khi dùng các loại thuốc, nhất là thuốc chống viêm.
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa thành phần gây hại.
  • Để không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh do các triệu chứng của bệnh gây ra, cần chăm sóc và điều trị vết loét sớm để giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh thời gian lành bệnh.

Tóm lại, nhiệt miệng trong cổ họng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Khi đã thực hiện các biện pháp nêu trên nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh tốt nhất nên đến bệnh viện để được điều trị đúng phương pháp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *